Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

CHIA SẺ NHỮNG ĐIỀU TÂM ĐẮC VỀ THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN

Chủ giảng: Thầy Thái Lễ Húc

Chuyển ngữ: Ban biên tập Học Làm Người Tốt

Khởi giảng ngày 19 tháng 07 năm 2010

Giảng tại: Trung Tâm Giáo Dục Văn Hóa Truyền Thống – Malaysia

Tập 4/49: Người chân thật tin tưởng giáo huấn của Thánh Hiền sẽ được đại phước.

Ngày 22 tháng 07 năm 2010

Quý vị trưởng bối, quý vị đồng nhân, xin chào mọi người!

Chúng tôi trong mấy tiết học này đã cùng trao đổi với mọi người về tầm quan trọng của việc học tập Thái Thượng Cảm Ứng Thiên. Trong Nho gia có một câu nói là lời giáo huấn rất quan trọng của Phu Tử, Phu Tử trong Luận Ngữ, bài “Nghiêu viết” đã nói rằng: “Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử”. Nếu một người không biết mệnh thì ngay cả cánh cửa quân tử họ cũng không bước vào được, huống hồ chi muốn thành thánh thành hiền thì càng không thể nào. Cho nên chúng ta buộc phải biết mệnh, biết làm thế nào để thành tựu huệ mạng đời này của mình; biết sứ mệnh đối với gia tộc của mình; biết thiên mệnh đối với xã hội, dân tộc, thậm chí thế giới hiện nay. Chúng ta phải hiểu rõ thì đời này của chúng ta mới không bị uổng phí. Nếu không thì thời gian mấy chục năm như bóng câu qua cửa sổ, bỗng chốc liền trôi qua. Chúng ta nhất định phải biết rõ mục tiêu của mình, việc chúng ta phải thành tựu trong đời này.

Để thành tựu huệ mạng, trước hết nhất định phải đoạn ác tu thiện; kế đó là phá mê khai ngộ; sau cùng là chuyển phàm thành thánh. Cho dù mục tiêu cao tới đâu thì cơ sở vẫn ở chuyển ác thành thiện, và Thái Thượng Cảm Ứng Thiên chính là bộ kinh điển hết sức hay. Đối với gia tộc thì nhà tích điều thiện ắt có thừa niềm vui. Một người nếu không truyền thừa gia đạo của tổ tiên, không có tâm tạo phước cho hậu thế thì xin nói thẳng ra rằng họ đã uổng phí việc làm người. Ngay cả con cháu đời sau cũng không thương yêu, là đã làm nhục thân phận con người trong “thiên địa nhân tam tài”. Cho đến cả tình hình xã hội, thế giới chúng ta bây giờ, điều cấp bách nhất chính là giáo dục nhân quả. Cho nên, An Sĩ Toàn Thư do tiên sinh Chu An Sĩ viết, Đại sư Ấn Quang nói là “sách thiện đệ nhất thiên hạ”, thật không đơn giản. Tiên sinh Chu An Sĩ nói rằng: “Người người biết nhân quả là con đường đại trị thiên hạ”, muốn cho thế đạo nhân tâm khôi phục lại quỹ đạo bình thường thì phải bắt tay từ giáo dục nhân quả.

Và chúng ta hôm qua đã nhắc tới, nếu bản thân chúng ta thật sự phụng hành Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, thật sự có được quả báo thù thắng, thì việc này đã khiến cho đại chúng trong xã hội hiện tại có một lòng tin kiên định. Cho nên trong Phổ Hiền Thập Nguyện có nói rằng “Thỉnh Phật trụ thế”, thưa quý vị đồng nhân, thỉnh ai trụ thế trước vậy? Phải thỉnh chính mình trước. Điều này Nho gia đều đã nói rất rõ ràng: “Người có thể hoằng đạo”, quý vị phải làm ra trước mới được. Giáo huấn của Phu Tử tại sao có thể ảnh hưởng tới con cháu Viêm Hoàng chúng ta hơn 2500 năm sau? Đó là bởi vì Phu Tử ngài làm được rồi.

Chúng ta đã biết tầm quan trọng của Cảm Ứng Thiên, tầm quan trọng đối với bản thân, đối với gia đình, đối với thế giới, đối với việc chánh pháp cửu trụ, thì chúng ta sẽ có cảm giác sứ mệnh và chí khí để y giáo phụng hành, để đoạn ác tu thiện. Đối với việc chúng ta tu học pháp môn Tịnh Độ, để thành tựu đạo nghiệp khi tuân theo pháp môn này thì điều rất quan trọng đó là trì giới niệm Phật. Sư phụ ngài thường nói, nếu như không có công phu trì giới thì cho dù có niệm đến gió thổi không thấm, mưa rơi chẳng ướt vẫn không thể vãng sanh. Bởi vì trong Kinh A-di-đà có nói rằng: “Không thể với ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về nước đó”. Ngũ giới thập thiện là nền tảng thiện quan trọng nhất của một người. Thái Thượng Cảm Ứng Thiên đối với pháp căn bản của Phật môn là ngũ giới thập thiện , đã giảng hết sức rõ ràng. Cho nên chúng ta học tập Cảm Ứng Thiên tức là đang tranh thủ nhanh chóng làm xong hộ chiếu vãng sanh Tây phương. Không thể để đến lúc lâm chung mà hộ chiếu vẫn còn chưa có, chân tay bấn loạn, điều này là không được.

Thật ra mà nói, công phu tu hành chân thật là gì? Buông xuống phân biệt, chấp trước là công phu chân thật. “Tất cả chúng sanh đều có trí huệ đức tướng Như Lai”, trí huệ đức tướng là thứ vốn sẵn có, không phải đi lấy từ người khác, vậy tại sao nó có chướng ngại? Chỉ vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, nên không thể chứng đắc. Đối với không khởi vọng tưởng, “không khởi tâm, không động niệm”, cái này quá cao, trước mắt chúng ta vẫn chưa đạt được. Chúng ta phải thường xuyên quán chiếu, không được phân biệt, không được chấp trước. Chúng ta hay phân biệt chấp trước vào lúc nào vậy? Chúng ta vừa nhìn thấy, “Ồ, họ là con gái, mình là con trai”, là phân biệt rồi; “Mình khá là đẹp, họ khá là xấu”, là chấp trước rồi, có cao thấp rồi, những ý niệm này đều khởi lên.

Cho nên tu Phổ Hiền thập nguyện là việc tốt, có câu “lễ kính chư Phật”, chúng ta đừng đi phân biệt nam nữ, phân biệt cao thấp, tất cả đều là chư Phật Như Lai, thì tâm cung kính, tâm chân thành của chúng ta sẽ hiện tiền. Muốn không phân biệt chấp trước thật không dễ dàng, trừ phi chính mình có tính cảnh giác cao độ. Ví dụ nói: “Tôi không thích công việc này”, “Tôi ghét cái người này”, vậy là đã khởi phân biệt chấp trước rồi, một ngày không biết chúng ta đã khởi bao nhiêu sự phân biệt chấp trước. Cho nên Đại sư Tăng Xán (Tổ thứ ba của Thiền tông) giáo huấn rất hay, phiền não từ đâu mà tới? Từ sự thương ghét, từ thích và không thích mà tới; sự thương ghét là khởi từ tâm phân biệt. Chúng ta tìm thấy căn nguyên của phiền não rồi, chính là phân biệt, chấp trước, mới có tham sân si mạn. Cho nên, đối với tất cả người sự vật, chúng ta phải luyện tập buông bỏ sự phân biệt, chấp trước, “hễ không có thương ghét, thì sẽ rõ ràng minh bạch”. Mọi người có kinh nghiệm này không? Niệm Phật niệm tới nỗi rất hoan hỷ, mọi người cùng nhau cộng tu, niệm tới nỗi pháp hỷ sung mãn, khi đi ra ngoài, thấy ai cũng dễ thương. Tại sao vậy? Bởi vì lúc đó phân biệt, chấp trước rất nhẹ, nên thấy ai cũng vui vẻ. Nhưng mà chúng phải giữ gìn được [điều này].

Cho nên, trong thời đại này nếu chúng ta tu hành không tuân theo giáo huấn của Đại sư Ấn Quang thì muốn tu hành cũng khó lắm. Đi đứng ngồi nằm, mặc áo ăn cơm, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, một câu Phật hiệu, không để nó gián đoạn. Có thể niệm ra tiếng thì niệm ra tiếng, vì âm thanh đó nghe vào trong tai, “chân giáo thể phương này, thanh tịnh nơi nghe tiếng”, nhĩ căn của chúng ta rất lợi hại, quý vị niệm ra tiếng, vừa thoáng qua tai, thành hạt giống đạo. Tất nhiên, khi quý vị đang làm việc, đừng niệm tới nỗi làm phiền người khác không cách nào làm việc được, quý vị hãy niệm nhỏ, niệm cho chính mình nghe thấy là được rồi; hoặc là niệm thầm cũng rõ ràng sáng tỏ như niệm ra tiếng là được.

Ấn tổ có một phương pháp niệm 10 tiếng. Quý vị có thể niệm ba tiếng, rồi ba tiếng, rồi bốn tiếng, hoặc là năm tiếng và năm tiếng đều được. Bởi vì niệm 10 tiếng, nếu như quý vị niệm một hai ba bốn, đếm đến 50 thì sẽ rất mệt, niệm đến 47, 48 có lúc cũng đếm sai mất, từ 37 nhảy tới 48 mất rồi. Niệm 10 tiếng sẽ không đếm sai, 10 tiếng là một vòng tuần hoàn. “A-di-đà Phật, A-di-đà Phật, A-di-đà Phật, A-di-đà Phật, A-di-đà Phật”, niệm 5 tiếng như vậy, cứ y theo âm thanh đó của sư phụ niệm là đúng. Rồi niệm tiếp “A-di-đà Phật, A-di-đà Phật, A-di-đà Phật, A-di-đà Phật, A-di-đà Phật”, niệm hai lần là được10 tiếng. Mỗi câu, mỗi chữ đều rất phân minh, 10 vòng tuần hoàn như vậy, miên miên mật mật không gián đoạn thì không dễ gì khởi vọng tưởng, không dễ gì phân biệt, không dễ gì chấp trước.

Chúng ta đối người đối sự dễ có sự phân biệt, chấp trước thì khi chúng ta học Phật cũng sẽ có phân biệt, chấp trước, có cái nhìn cao thấp. Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, Đệ Tử Quy là pháp thế gian. Phật pháp cao [hơn], những pháp này thấp. Mình là căn tánh Đại thừa, sao lại học mấy thứ đó được? Mở miệng liền sai, vừa nói: “Tôi cao” thì ngã kiến chẳng phải xuất hiện rồi sao? Ngã tướng chẳng phải xuất hiện rồi sao? Lại phân biệt, lại chấp trước rồi. Còn Đại sư Ấn Quang là bậc đại trí huệ, ngài không có phân biệt chấp trước, thứ ngài nhìn thấy là căn tánh và nhu cầu của chúng sanh, không có thành kiến đối với môn phái, ngài đề xướng kinh điển của Nho gia và Đạo gia, bởi vì lúc này căn cơ của chúng ta không đủ. Cho nên, sự phân biệt đối với pháp thế gian và pháp xuất thế gian là ở đâu? Do sự phân biệt trong tâm. Nếu không có phân biệt, không có chấp trước, thì tất cả pháp đều là Phật pháp, đều là pháp xuất thế. Một người không có chấp trước sẽ xuất ly lục đạo luân hồi, sao họ vẫn còn [chấp] là pháp thế gian được chứ? Nhưng chỉ cần chúng ta có phân biệt, chỉ cần có chấp trước, thì Kinh Hoa Nghiêm cũng là pháp thế gian, chúng ta nên trọng thực chất, không trọng hình thức.

Cho nên, ngày nay, nếu như chúng ta không hiểu rõ đạo lý này thì trong quá trình học Phật sẽ hình thành điểm chấp trước mà chúng ta không biết. Chúng ta bình tâm lại, sư phụ bảo chúng ta cắm 3 cái gốc, đã nói bao lâu rồi? Rất nhiều năm. Chúng ta chỉ là không chịu học, “Tôi chỉ muốn học Kinh Vô Lượng Thọ, những cái khác tôi không học nữa”. Đó chẳng phải là chấp trước hay sao? Chấp trước tới mức độ nào? Lời của sư phụ cũng không nghe. Vậy làm sao không phải là chấp trước được? Cho nên, không thể chấp trước, phải y giáo phụng hành mới tốt. Sư phụ là người từng trải, nhìn thấy trình độ của chúng ta, chúng ta không chịu cắm rễ, chỉ muốn phải khai hoa kết trái. Không có rễ tức là không có sanh mạng, sớm muộn rồi cũng héo tàn, sớm muộn cũng có vấn đề. Cho nên người chân thật (lão thật) thì có được phước khí lớn nhất. Hơn nữa, từ kinh Phật mà nói, quá trình tu học thành Phật không tách rời “tịnh nghiệp tam phước”. Phước thứ nhất của tịnh nghiệp tam phước, là “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, đạo lý này đã được thực hiện trong Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh, trên cơ sở của ba cái gốc này.

Chúng ta vừa học xong Liễu Phàm Tứ Huấn, thiền sư Vân Cốc dạy cho tiên sinh Liễu Phàm làm Công Quá Cách (lập sổ ghi công-tội), những công phu vững chắc này vẫn phải bắt buộc làm. Thường xuyên dùng ba cái gốc này để quán chiếu những thiếu sót và sai lầm mỗi ngày của mình. Phương pháp Công Quá Cách này chính là y theo Cảm Ứng Thiên mà soạn thành. Cho nên, chúng ta thời khóa sớm tối đọc tụng Đệ Tử Quy và Thái Thượng Cảm Ứng Thiên thì ngày ngày biết lỗi, ngày ngày sửa sai. Chúng ta cắm cơ sở cho chắc chắn, không được hời hợt, không được cẩu thả, từng chữ từng câu đối chiếu với khởi tâm động niệm, nhất ngôn nhất hạnh của chính mình. Sửa lỗi rồi, sửa thói quen rồi, mới là cắm rễ, mới là lập mệnh. Cho nên, Phật môn trọng thực chất, điều này chúng ta phải thường xuyên lĩnh hội. Bỏ phân biệt, chấp trước là thực chất, bỏ tập khí là thực chất. Nếu chúng ta không quay về với thực chất thì việc tu tập đều là [xây] lầu gác trên không. Chúng ta tu hành thành việc xây lầu gác trên không thì là lừa mình và lừa người. Cho nên người tu hành cần phá vỡ cửa ải lừa mình trước rồi mới bàn tiếp. Chúng ta vừa mới nhắc tới, người người biết nhân quả là con đường đạt đến thiên hạ đại trị. Cho nên, người ta hiểu rõ nhân quả rồi, họ biết đoạn ác tu thiện, không dám làm việc xấu. Nếu như người trong cả xã hội đều làm như vậy thì xã hội này sẽ an định, sẽ có phước báo.

Thời Nam Tống, ở phủ Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên có một người tên là Chu Trì, ông phụng hành Cảm Ứng Thiên. Một hôm ông bị bạo bệnh, liền đi đến cõi âm. Khi đến cõi âm, nhìn thấy bên cạnh có rất nhiều người đều bị chết đói. Sau đó quan viên của cõi âm đã nói với ông, số ông chính là số chết đói, bởi vì đời này ông phụng hành Cảm Ứng Thiên, hơn nữa còn đem Cảm Ứng Thiên chia sẻ với mọi người, khuyên bảo mọi người phụng hành, cho nên đời này ông thoát được kiếp nạn này, sau này ông sẽ rất trường thọ. Sau khi ông quay về đã mau chóng nói với vợ và bạn bè người thân của mình. Hơn nữa, quan lại ở cõi âm còn nói với ông, sau khi ông quay về, phải rộng rãi tuyên dương Cảm Ứng Thiên.

Bản thân chúng ta đọc tụng, bản thân thực hành; khuyên người khác đọc tụng, khuyên người khác thực hành; hơn nữa phải khuyên người khác lưu thông; càng tốt nữa là khuyên người khác giảng giải Thái Thượng Cảm Ứng Thiên. Tất nhiên, chúng ta vừa mới nói rằng “Thỉnh Phật trụ thế”, vậy thỉnh ai trước? Quý vị tất nhiên thỉnh mình trước, nghiêm túc thâm nhập Cảm Ứng Thiên, sau này vì người mà tuyên giảng, thậm chí đối với mỗi câu chúng ta đều hiện thân thuyết pháp. Chúng ta tin rằng tình cảm chân thành sẽ làm nên áng văn chương hay, làm được rồi thì nhất định sẽ nói được. Chỉ cần có thể đưa Cảm Ứng Thiên lưu thông rộng rãi thì xã hội này có thể tiêu trừ nạn nước, nạn lửa, ôn dịch, đao binh, và cả đạo tặc. Tại sao sẽ tiêu trừ đạo tặc? Nhân tâm thiện rồi, đạo tặc họ cũng có bổn thiện, cũng sẽ được cảm hóa. Cho nên, nhân tâm mới là căn bản của việc hóa giải tai họa. Chúng ta vừa mới đọc một đoạn [tin tức] thấy các nơi trên thế giới bây giờ quá nhiều những việc như vậy, căn nguyên ở chỗ không có kinh điển tốt như vậy để giáo hóa nhân tâm. Cho nên, dựng nước quản dân, dạy học đứng đầu. Thế giới này có sự tương quan mật thiết với nhau, là ngôi nhà trái đất. Thân là con cháu Viêm Hoàng, có pháp bảo Nho Đạo Thích tốt như vậy thì cần phải phổ biến tới cả thế giới, chúng ta mới có thể giữ gìn được sự an nguy của thế giới. Cho nên sư phụ ngài nhắc rằng, nếu như đem giáo huấn của ba cái gốc này phiên dịch thành văn tự các nước, nhất là dịch thành tiếng Anh, lưu thông với số lượng lớn tới cả thế giới thì có lợi ích đối với cả nhân loại. Những lời này nói cho ai nghe vậy? Đời này kiếp này, không ta còn ai?

Chúng ta đã làm mấy khóa huấn luyện Anh văn, đã có các lãnh đạo trong giới doanh nghiệp, nhân viên của họ tới hưởng ứng, họ nói: “mọi người tới Trung tâm văn hóa để học Đệ Tử Quy bằng tiếng Anh trước”. Bởi vì họ là người Mã Lai, không biết nói tiếng Trung, họ đi học Đệ Tử Quy bằng tiếng Anh thì mới có thể tới công ty làm việc. Tiếng nói của nhà doanh nghiệp hiện nay rất có sức ảnh hưởng phải không? Hễ họ nói ra thì lỗ tai của những phụ huynh đều dỏng lên, con cái mình sau này muốn ra xã hội phục vụ, hiện nay trước khi xin việc phải hỏi người này đã học qua Đệ Tử Quy chưa? Chúng ta hoằng dương cho tốt, sau này ở Malaysia còn phải hỏi “người này đã học qua Thái Thượng Cảm Ứng Thiên chưa?”, thế thì phong khí này sẽ được phổ biến. Cho nên sự hoằng truyền này, không được chậm trễ. Rất nhiều nhà doanh nghiệp đã phổ biến trong doanh nghiệp của mình, cha mẹ của nhân viên gọi điện thoại tới, chảy nước mắt mà nói: “Tôi đã dạy nó hai ba chục năm mà không được, nhờ có lãnh đạo dạy nó hiểu lý, tôi vô cùng mang ơn.”

Thật ra mà nói, sống sót trong xã hội hiện nay không hề dễ, vì có rất nhiều khổ nạn. Có rất nhiều người bị bệnh trầm cảm, rất nhiều người muốn tự sát, họ nghe được những kinh điển này, như nhìn thấy ánh mặt trời, thấy ánh sáng vậy, có thể chuyển đổi. Cho nên ngày nay họ được nghe rồi, có thể cuộc đời họ sẽ không đi vào bước đường cùng. Chúng ta thường xuyên nhớ về nỗi khổ của chúng sanh thì sẽ có động lực nâng cao tinh thần của chúng ta. Nếu không nghĩ đến nỗi khổ của chúng sanh thì chúng ta rất dễ bị giải đãi. Cho nên rất nhiều đồng học đang thảo luận làm sao để không thoái chuyển? Thường xuyên giữ tâm “trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ ba đường” thì sẽ không dễ bị thoái chuyển. Cho nên phải giữ gìn nguyện tâm như vậy.

Chúng ta học tập Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, đoạn kinh văn này, chúng ta chia thành bảy giai đoạn lớn. Thứ nhất là cương lĩnh chung. Giáo huấn của cổ thánh tiên hiền, câu nói đầu tiên là quan trọng nhất, nghĩa lý rộng lớn đều được hàm nhiếp ở trong đó. Chúng ta xem trong sách Đại học có câu “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện”, phần giáo huấn phía sau sẽ thuyết minh cho câu tổng cương lĩnh này. Thái Thượng Cảm Ứng Thiên vừa mở đầu, “Thái Thượng viết: Họa phước vô môn, duy nhân tự triệu; thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình” (Thái Thượng ngài có dạy, họa phước vốn không cửa, lòng người chiêu cảm thôi, quả báo thiện hay ác, như bóng theo sát hình), những phần phía sau là thuyết minh cho câu này.

Đoạn thứ hai là nhắc nhở, cảnh tỉnh chúng ta, “Thiên địa hữu ti quá chi thần” (Trời đất có vị thần giám sát về tội lỗi), nếu như người ta không tu thiện, lại tạo nghiệp, thì “đại tắc đoạt kỉ, tiểu tắc đoạt toán, toán tận tắc tử” (tội nặng giảm thọ mười hai năm, tội nhẹ giảm thọ 100 ngày, mạng hết liền chết) , không thể nào lơ là khinh suất. Liễu Phàm Tứ Huấn nói với chúng ta, “Dù là hang tối ngàn năm, ánh đèn vừa chiếu đến, thì bóng tối ngàn năm liền bị tiêu trừ”. Thế nhưng, nếu như không mau chóng hành thiện, thật sự thọ mạng đến rồi, muốn sửa đã muộn, liền đọa xuống ba đường ác. Đọa ba đường ác không phải là chuyện đùa, vạn kiếp có thể không thoát lên được. Tôi có quen một nhà doanh nghiệp, ông hết sức cảm kích Thái Thượng Cảm Ứng Thiên. Thật sự không có người dạy, ông cảm thấy mọi người đều hành ác, tạo nghiệp, ông cũng không biết tiêu chuẩn của thiện nằm ở đâu, tiêu chuẩn của ác nằm chỗ nào. Kết quả, ông vừa đọc Cảm Ứng Thiên, ông len lén nói với tôi, ông nói không có một câu nào mà ông không phạm. Sau khi ông đọc xong ông rất lo sợ, khởi lên tính cảnh giác hết sức cao. Trong tâm ông nghĩ, mình phạm hết rồi nhưng vẫn giữ được mạng sống, đó thật sự là phước báo của tổ tiên, mình không thể tổn hại [bản thân] tiếp như vậy nữa, chà đạp [bản thân] tiếp như vậy nữa. Cho nên ông đã có sự cảnh giác.

Đoạn thứ ba nói về thiện nhân thiện quả. Đoạn thứ tư nói về ác nhân ác quả. Đoạn thứ năm, đoạn thứ sáu, lặp lại các tội về “sát” và “trộm”, “lấy của bất nghĩa”, đây là trộm, lặp lại để nhấn mạnh. Đoạn sau cùng là tổng kết, nhằm khích lệ chúng ta. Tôi thấy lúc nãy khi mọi người đọc tụng, đọc tới câu “Cố cát nhân ngữ thiện, thị thiện, hành thiện, nhất nhật hữu tam thiện, tam niên thiên tất giáng chi phước” (Nếu có người mà miệng mắt thân đều thiện, một ngày làm ba việc thiện thì ba năm trời sẽ giáng phước cho), hình như khi đọc tới đoạn này, âm thanh đều được kéo cao lên, điều này nghĩa là con người đều có tâm hiếu thiện hiếu đức. Đến đoạn “Ác nhân ngữ ác, thị ác, hành ác” (người mà miệng mắt thân đều làm ác), âm thanh chỗ này có phần hạ xuống, điều này có nghĩa là người ta khi đối mặt cái ác, luôn cảm thấy không tốt. Cho nên, câu này sau cùng khuyên dạy chúng ta, mau sớm hành thiện, hành thiện là việc không thể đợi.

Được rồi, sáng hôm nay chúng tôi trao đổi với mọi người tới đây, chúng ta ngày mai chính thức bước vào học tập các câu kinh văn trong Thái Thượng Cảm Ứng Thiên. Cảm ơn mọi người!

Bình luận Chia sẻ tâm đắc Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 4)
Ảnh đại diện
Anh   Chị
Video mới nhất
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video
Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Xem video
KC121- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 1 || Thích Thiện Trang

KC121- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 1 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 22 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 22 || Thích Thiện Trang

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 15
  • Hôm nay: 186
  • Tháng hiện tại: 4729
  • Tổng lượt truy cập: 121425
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com