3. HIẾU THÂN
Thời bé Hòa thượng Hải Hiền đã vang danh trong thôn quê về hiếu hạnh, từ rất nhỏ Ngài đã bắt đầu lao động vất vả để phụ giúp chi phí cho gia đình. Lúc Ngài xuất gia ở núi Đồng Bách, đúng lúc những năm đầu Dân Quốc nắm quyền, quân phiệt các cứ, thế cuộc rối ren. Mẹ của Hòa thượng Hải Hiền, bà Hoàng Thị và con trai nhỏ nương tựa lẫn nhau, gian nan sống qua ngày đoạn tháng. Hòa thượng Hải Hiền rất hiếu thuận, Ngài ở trên núi khai hoang làm ruộng, đào thảo dược đổi lương thực, sau đó đi bộ hơn trăm dặm mang vác lương thực về quê nhà cúng dường cho mẹ, chín năm như thế không gián đoạn. Năm Dân Quốc 18 (năm 1929), em trai 22 tuổi của Hòa thượng Hải Hiền đã bất hạnh qua đời. Lúc này, mẹ của Ngài tuổi tác đã cao, không người bên cạnh phụng dưỡng, điều này khiến cho Hòa thượng Hải Hiền khá lo lắng. Để tiện lợi chăm sóc, Hòa thượng Hải Hiền bèn đón mẹ đến động Đào Hoa trên đỉnh Thái Bạch, núi Đồng Bách phụng dưỡng, bà sống trên núi được 27 năm, cho đến một năm trước khi bà vãng sanh, mới được Hòa thượng Hải Hiền đưa đi xuống núi cùng trở về quê nhà. Theo quy chế nhà Phật, xuất gia bắt buộc thưa thỉnh cha mẹ. Nếu như có anh em, con cháu có thể phó thác, mới có thể đề xuất việc thỉnh cầu xuất gia với cha mẹ, cha mẹ đồng ý mới có thể xuất gia, nếu không thì không được xuống tóc. Sau khi xuất gia, giả sử anh em có sự cố, cha mẹ không có chỗ nương tựa, cũng phải giảm điều kiện y bát, để phụng dưỡng nhị thân. Cho nên trong lịch sử mới có câu chuyện mọi người ca tụng Trường Lô Tông Trách dưỡng mẫu. Ghi chép trong “Tịnh độ Thánh Hiền Lục”, Thiền sư Tông Trách của triều Tống, tuổi nhỏ mất cha, do mẹ Trần Thị nuôi nấng thành người, sau khi trưởng thành, uyên bác thông suốt sách vở thế gian, 29 tuổi xuất gia, hiểu biết sâu rộng thiền lý yếu nghĩa, về sau sống ở chùa Trường Lô, đón mẹ về sống ở thất phía đông phòng Phương trượng, khuyên mẹ niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, sau 7 năm, mẹ của Ngài niệm Phật mà tạ thế. Sau khi mẹ của Hòa thượng Hải Hiền sống trên núi bảy năm, người anh hai 24 năm trước bị bắt đi làm lính tráng, cuối cùng đã trở về, ông ấy đã tìm đến Hòa thượng Hải Hiền. Hai anh em xa cách nhau nhiều năm, nhưng mới gặp lại không lâu, thì anh hai do đột phát xuất huyết não chết trong vòng tay của Hòa thượng Hải Hiền. Vì điều kiện bấy giờ quá khó khăn, Hòa thượng Hải Hiền không có khả năng đưa anh hai về quê nhà, đành phải an táng ông ấy sơ sài trên núi Đồng Bách. Năm 1956, mẹ của Hòa thượng Hải Hiền 86 tuổi đề xuất muốn về quê nhà, Hòa thượng Hải Hiền bèn theo mẹ cùng về quê, Ngài ở quê nhà bầu bạn và chăm sóc mẹ suốt đến năm thứ hai thì mẹ vãng sanh. Hòa thượng Hải Hiền là hiếu tử, ngay cả khi đã hơn 100 tuổi rồi, lễ Thanh Minh hoặc ngày mùng 1 tháng 10 âm lịch hàng năm, Ngài vẫn không quên tế Tổ. Mỗi năm đến thời điểm này, bất luận là ở tự viện nào hoặc niệm Phật đường nào, Ngài cũng luôn tự nhắc mình: “Tôi phải nhanh chóng trở về, mùng 1 tháng 10 đến nơi rồi, tôi phải trở về lần nữa lên mộ phần tế Tổ, còn phải đến tự viện núi Đồng Bách rồi đi cúng bái thầy tôi.” Cổ nhân Trung Quốc đề xướng hiếu đạo, một năm hai lần tế Tổ. Giáo dục thời xưa của Trung Quốc là trước dạy con người hiếu thuận phụ mẫu, hữu ái huynh đệ, áp dụng nhân nghĩa lễ trí tín, cũng chính là học làm người trước, làm được hiếu đệ trung tín, lễ nghĩa liêm sỉ, nhân ái hòa bình, thì mới cho rằng là người có đạo đức, sau đó mới học làm việc. Phật Pháp Đại thừa cũng đề xướng hiếu đạo, “Tịnh Nghiệp Tam Phước” trích từ “Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật”, là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất của người học Phật, phước thứ nhất trong “tam phước” tổng cộng bốn câu: “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp.” Do đó có thể biết, hiếu thân tôn sư là căn bản của tất cả đức hạnh. Hòa thượng Hải Hiền thật sự đi vào thực tiễn hai gốc rễ “hiếu kính”, vì thành tựu đạo nghiệp cả đời của Ngài, đã xây dựng nền tảng vững chắc.
QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI
Xem videoĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE
Xem videoGiới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1
Xem videoSự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu
Xem videoKC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang
Xem videoKC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang
Xem videoPháp Ngữ Mới Nhất
Thống Kê Truy Cập
- Đang truy cập: 11
- Hôm nay: 187
- Tháng hiện tại: 1446
- Tổng lượt truy cập: 172138
Các bậc tiền bối của Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư?
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-