Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

CHƯƠNG 4: PHỤNG THỊ SƯ TRƯỞNG

Phật nói, phụ mẫu có ân dưỡng dục, sư trưởng có ân dạy dỗ. Nếu có thể cúng dường cung kính, không chỉ báo đáp ân kia, còn có thể tự nhiên được phước, là phước điền báo ân. Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng là làm thiện pháp hiếu đệ trung tín v.v…vốn tồn tại ở thế tục, đồng thời lại là tịnh nghiệp mà hành giả Tịnh độ niệm Phật vãng sanh Cực Lạc phải tu.

Truyền Giới Công sư phụ của Hòa thượng Hải Hiền từng ở núi Đồng Bách y chỉ Thiền sư Trực Tánh, về sau, Thiền sư Trực Tánh chuyển chỗ ở đến viện Di Lặc ở Bắc Kinh (cuối năm triều Thanh, viện Di Lặc là một trong mấy viện trực thuộc chùa Quảng Tế ở kinh thành). Truyền Giới Công vì để báo ân Pháp nhũ của thầy, theo gót Thiền sư Trực Tánh đến viện Di Lặc ở Bắc Kinh, hầu hạ trước sau, đồng thời nhận chức đường chủ. Hòa thượng Hải Hiền từng nói cho đệ tử Pháp sư Ấn Chí biết, sư phụ của Ngài tu hành ở chùa Quảng Tế Bắc Kinh, 12 năm không ra khỏi thiền đường. Sau khi nhà nước mới của Trung Quốc thành lập, thiền đường ngừng việc cúng nhang đèn, Truyền Giới Công mới trở về đến núi Đồng Bách kết cỏ tranh khai hoang, dẫn đồ đệ vất vả cần cù canh tác, cùng lúc nuôi trồng dược liệu, đích thân làm y vụ.

Trung Quốc từ Tùy Đường đến giữa triều Thanh, Phật Pháp hưng thịnh, trong mỗi một tông đều có cao Tăng Đại đức xuất hiện, người minh tâm kiến tánh thật có. Hòa thượng Hải Hiền đã minh tâm kiến tánh rồi, Hòa thượng Truyền Giới sư phụ của Ngài cũng là người minh tâm kiến tánh, sư phụ có thể nhìn ra người đồ đệ này là pháp khí, đây là công phu của Ngài. Từ chỗ nào nhìn ra? Từ tư chất của Ngài, cũng chính là tính bẩm sinh mà chúng ta nói đến. Hòa thượng Truyền Giới biết con người này tuy chưa từng đi học, là một đứa trẻ rất nghèo khổ, nhưng bản tánh rất tốt, chân thành, thật thà, nghe lời, thật làm, phàm là người như vậy đều sẽ có thành tựu, chỉ cần con đường chỉ thị chính xác rồi, người này thật có thể thành công.

Sư phụ của Hòa thượng Hải Hiền có thể quán cơ, Ngài ứng cơ thi giáo, đối với người nào dạy pháp gì. Nếu như người này có giác ngộ, biết thế giới này khổ, hy vọng lìa khổ, cũng nghe nói Thế giới Cực Lạc vui, nguyện cầu vãng sanh, đây là người thượng căn, người thượng căn thì khuyên anh ta niệm Phật nhập môn; người trung căn chỉ quán nhập môn; người hạ căn lễ sám nhập môn.

Sư phụ của Hòa thượng Hải Hiền chỉ dạy Ngài một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, dặn dò Ngài niệm liên tục. Hải Hiền thật sự vui vẻ tiếp nhận. Ngài không có trái lời thầy, không nghịch đạo, tuân thủ lời dạy dỗ của thầy, một câu “A Di Đà Phật” từ sáng đến tối, một câu tiếp nối một câu không gián đoạn, cả đời không thay đổi. Sau khi minh tâm kiến tánh cái gì cũng biết, thế nhưng không nói. Nếu có người hỏi Ngài, Ngài cười mà không đáp, không thừa nhận cũng không phủ nhận.

Thời kỳ “Văn Hóa Đại Cách Mạng”, Hồng vệ binh hủy mất tháp của Hòa thượng Truyền Giới, thế nhưng lại phát hiện huyệt mộ trống rỗng, không nhìn thấy tro cốt. Hòa thượng Truyền Giới nhìn xa thấy trước, đem tro cốt giấu dưới tháp, cho nên không bị phát hiện. Về sau, Hòa thượng Hải Hiền tìm thấy tro cốt của sư phụ dưới một phiến đá xanh phía dưới huyệt mộ, Ngài gặp vô vàn khó khăn, mới bảo tồn lại được tro cốt của sư phụ.

Mãi đến năm 1991, Hòa thượng Hải Hiền mới đích thân dẫn đồ đệ, xây tháp bên động Đào Hoa trên núi Đồng Bách, và đem tro cốt của sư phụ an táng lại. Mỗi năm tiết cúng tế, Hòa thượng Hải Hiền nhất định phải đi bái tế mộ tháp của sư phụ.

Thiền sư Trực Tánh sư phụ của Pháp sư Truyền Giới, sư công của Hòa thượng Hải Hiền, vào cuối Thanh đầu Dân quốc có thể gọi là Thiền môn thạc đức, đạo đức thanh cao. Những năm cuối đời theo lời thỉnh cầu của chư đệ tử phía bắc, di cư đến viện Di Lặc ở Bắc Kinh, thiền khách trong nước, nghe danh mà đến như mây mù dày đặc, viện Di Lặc ít hôm biến thành tùng lâm (đại tự viện), cùng với chùa Cao Mân và chùa Kim Sơn ở miền nam liên hệ, phối hợp nhau từ xa, lúc bấy giờ thiền khách đều biết “Nam hữu Cao Mân, Kim Sơn, bắc hữu Di Lặc thiền viện”. Năm 1952, Thiền sư Chân Không thượng nhân (Thiền sư Trực Tánh) sau khi nhập định 14 ngày, đoan tọa mà tịch, thọ thế 80 năm. Sau khi trà tỳ (hỏa táng), được hơn 120 viên xá lợi màu đỏ trắng.

Năm 1954, các đệ tử của Chân Không thượng nhân bộ hành đến Bắc Kinh, nghênh thỉnh và hộ tống linh cốt của Chân Không thượng nhân về an táng tại chùa Tháp Viện núi Đồng Bách.

Pháp sư Hải Mặc, Pháp sư Hải Viên là những vị từng cùng với Hòa thượng Hải Hiền kết am cộng tu trên núi Đồng Bách và bản thân Hòa thượng Hải Hiền đều đã tham gia hàng ngũ hộ tống lần này.

Hòa thượng Hải Hiền không những thực hiện đức hạnh tôn sư trọng đạo đầy đủ đối với sư phụ, sư công, mà còn vào những năm tháng khó khăn, từng một mình phụng dưỡng năm vị trưởng lão cao niên.

Đầu năm 1948, một đám du côn giả mạo quân đội đến chùa Vân Đài, chùa Phổ Hóa và chùa Bảo An v.v…cướp bóc, đồng thời ép buộc Tăng Ni rời khỏi chùa chiền. Tăng nhân trẻ tuổi ồ ạt chạy trốn, chỉ có năm vị Tăng nhân già yếu không có sức xuống núi, Hòa thượng Hải Hiền bèn đón các trưởng lão đến chùa Tháp Viện chăm sóc.

Trong suốt thời gian dài mấy chục năm, chùa chiền không có cúng dường nhang đèn, hầu như là một mình Hòa thượng Hải Hiền cả ngày vất vả cần cù, mãi đến khi các Ngài từng vị một vãng sanh. Trong thời gian này, lão Hòa thượng còn phải chăm sóc mẹ già, Hòa thượng ban ngày cày ruộng, đào thảo dược, buổi tối lạy Phật, thường lạy đến đầu choáng mắt hoa! Hòa thượng cứ như thế ngày rồi lại qua ngày vất vả cực nhọc.

Phật nói phải “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”, bên trong hiếu là cha mẹ làm đại diện, kính là thầy giáo làm đại diện, phải tôn kính sư trưởng, tôn trọng đạo mà họ đã truyền, cái gọi là tôn sư trọng đạo. Thân mạng của chúng ta có được từ cha mẹ, huệ mạng (trí huệ) của chúng ta có được từ thầy giáo, một người cả đời phải nhớ công ơn trồng cây, hai ân nhân này không được quên.

Hiếu thân, kính sư cũng là mỹ đức của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Hiếu là căn của văn hóa truyền thống Trung Quốc, kính là bổn của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Chúng ta lấy thực vật làm ví dụ, bổn chính là thân cây chính, là từ căn mà sinh ra, trên thân cây chính có nhánh cây, từ nhánh cây lại chia ra cành cây, lại có thêm cành lá hoa quả, những cành lá hoa quả này đều là từ một gốc rễ mà sản sinh ra.

Giáo dục Thánh Hiền, Phật Pháp đại thừa, nền móng đều là hiếu thân tôn sư, cho nên văn hóa truyền thống của Trung Quốc và Phật Pháp đại thừa là cùng một gốc rễ. Lễ Thanh Minh hằng năm và mùng 1 tháng 10, lão Hòa thượng Hải Hiền cần phải trở về quê nhà lên mộ tế Tổ, bái tế thầy giáo, điều này một cái là hiếu thân, một cái là tôn sư, “hiếu kính” hai chữ này, Hòa thượng Hải Hiền đã làm ra tấm gương cho người đời.

 

1 Bình luậnCuộc đời HT Hải Hiền ( Phần 4 )
Ảnh đại diện
Anh   Chị
- Bình luận ngày 22-07-2022
A di đà phật A di đà phật A di đà phật
Trả lời
Hình đại diện
Anh   Chị‹
Video mới nhất
QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

Xem video
ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

Xem video
Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Xem video
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 7
  • Hôm nay: 194
  • Tháng hiện tại: 1453
  • Tổng lượt truy cập: 172145
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com