Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

CHƯƠNG 5: NHỮNG NĂM ĐẦU TRÊN NÚI ĐỒNG BÁCH

Hòa thượng Hải Hiền từ năm 20 tuổi xuất gia đến 81 tuổi trước khi đến chùa Lai Phật thường trú, liên tục sống trên núi Đồng Bách. Bấy giờ do đường núi gập ghềnh, chùa chiền lại xa xôi, nơi hẻo lánh ít người đến, cho nên chùa chiền rất ít có sự cúng dường của cư sĩ và bá tánh, sinh sống hoàn toàn dựa vào bản thân lao động cày cấy.

Hòa thượng Hải Hiền vô cùng cần mẫn, làm công việc gì cũng không tiếc công sức, gánh nước, rửa rau, nấu cơm, rửa chén, chùi nồi, việc nào cũng giành làm, Hòa thượng cố gắng hết sức không để thầy và các huynh đệ nhúng tay vào, trong tâm luôn nghĩ rằng để họ có nhiều thời gian hơn nữa để tu tập. Chùa chiền trên trên dưới dưới, trong trong ngoài ngoài, bao gồm nhà vệ sinh, Hòa thượng Hải Hiền đều sửa sang, quét dọn thật sạch sẽ, đặt mình vào trong công việc, cảm thấy thoải mái vui vẻ; quần áo và đồ dùng hằng ngày của thầy và các huynh đệ, các dụng cụ nhà Phật, pháp khí và phẩm vật trang trí, Hòa thượng cũng có thể kịp thời rửa sạch và sắp xếp, không để bị dính bùn nhơ. Lúc đó, Pháp sư Truyền Giới thầy của Hải Hiền thường nói với các đệ tử: “Hải Hiền là tu Phật ở trong đời sống thực tế đấy, điều này hiếm có nhất!”

Hòa thượng Hải Hiền không những tận tâm tận lực quản lý việc trên dưới trong chùa, công việc đồng áng cày cấy Ngài cũng là cố hết sức làm nhiều hơn. Thời gian từ năm 1940 đến 1942, Hòa thượng Hải Hiền từng cùng với tông môn cao Tăng Pháp sư Hải Mặc, Pháp sư Hải Viên, Pháp sư Thể Quang ở chùa Tháp Viện núi Đồng Bách dựng nhà tranh cộng tu. Bấy giờ, chùa Tháp Viện đều phân đất cho mọi người, để mọi người cày bừa trồng trọt, Hòa thượng Hải Hiền một mình bao lại toàn bộ đất của ba người họ. Hòa thượng Hải Hiền hồi ức nói: “Chùa Tháp Viện phân đất cho ba người – của Thể Quang, của Hải Mặc, của Hải Viên. Đất của ba người họ bỏ hoang thế rồi, một mình tôi đào lên đấy.”

Pháp sư Diễn Cường và Hòa thượng Hải Hiền là bạn bè cũ hơn 40 năm, Pháp sư Diễn Cường do nhiều năm trước bệnh phong thấp chân đau không chịu nổi, từng một lần vứt bỏ chiếc giầy, do đó có biệt hiệu “Thiết Cước Tăng”.

Pháp sư Diễn Cường ca ngợi Hòa thượng Hải Hiền là Đại đức cao Tăng một thời. Lúc Ngài quen biết lão Hòa Thượng, lão Hòa Thượng đã sáu bảy mươi tuổi rồi, thế nhưng thân thể vẫn rất mạnh khỏe. Pháp sư Diễn Cường nói: “Hiền Công mỗi ngày đều lên núi lao động.”

Nhân duyên xuất gia của vị Pháp sư Diễn Cường người được gọi là “Thiết Cước Tăng” này rất đặc biệt. Một buổi tối trước khi xuất gia, Ngài nằm mơ thấy Quán Âm Bồ Tát nói với Ngài: “Đến lúc rồi, chuẩn bị khởi hành thôi!” chỉ như vậy, Ngài xuất gia ở núi Đồng Bách.

Bấy giờ điều kiện rất gian khổ, không có đồ ăn, cho nên Pháp sư Diễn Cường lúc nào cũng không định tâm tu hành, Ngài không quên hồng trần, không quên gia đình, mãi đến có một ngày, gặp được Hòa thượng Hải Hiền ở động Đào Hoa. Pháp sư Diễn Cường đến nay vẫn còn nhớ rõ Hòa thượng Hải Hiền giúp đỡ Ngài lần đó.

“Ngài ấy tặng cho tôi một số cao thông, một cân đường đỏ và 40 cân hạt giống khoai sọ. Tôi về đem trồng khoai sọ, đến mùa thu thì thu hoạch lớn, khoai sọ đó sinh trưởng thật khả quan! Từ lúc đó trở đi, tôi mới bắt đầu định tâm tu hành.”

Cuộc sống lúc đó của Hòa thượng Hải Hiền chẳng hề dư dả gì, Pháp sư Diễn Cường vừa nhắc đến cuộc sống bấy giờ của Hòa thượng Hải Hiền, thì nước mắt lưng tròng, Ngài nói: “Lúc đó, cuộc sống khổ quá!”

Lúc đó Hòa thượng Hải Hiền khai hoang trồng trọt trên núi. Sau khi Ngài khai khẩn đất hoang, trồng khoai lang, trồng khoai sọ, đây chính là thức ăn chính của các Ngài. Nếu có người tu hành đã lên núi rồi, Ngài còn tặng thêm cho người ta một số. Bản thân không đủ ăn, thì đi đào thảo dược, bán đi rồi đổi về ít lương thực. Đến mùa thu, Ngài bèn hái hạt dẻ trên núi, phơi khô rồi đem dự trữ. Lúc đó, Hòa thượng Hải Hiền ngoài việc khai hoang trồng trọt, còn trồng cây trên núi hoang. Hoặc là Ngài tự mình gây trồng cây non, hoặc là vào trong lâm trường đào gốc ngô đồng, rồi trồng trên núi. Pháp sư Diễn Cường không khỏi bùi ngùi nói: “Cây trên núi Đồng Bách do chính tay Hiền Công trồng trọt, thật là nhiều đếm không xuể! Lúc tôi mới lên núi, cũng cùng với Ngài trồng qua rất nhiều cây đấy.”

Sau khi Hòa thượng Hải Hiền xuất gia, đã trải qua năm tháng hàng loạt động loạn bất an, quân phiệt các cứ, tám năm chiến tranh chống Nhật, ba năm nội chiến và “Văn Hóa Đại Cách Mạng” sau này v.v…Trong những ngày gian khổ như vậy, Hòa thượng Hải Hiền tổng cộng đã khai khẩn mười bốn ngọn núi hoang, đất đai trên trăm mẫu; cúng dường Tăng chúng, cư sĩ hàng ngàn hàng vạn; cây trồng trên núi hoang, tham gia xây dựng cầu đường, đường sông, phòng xá địa phương càng không thể tính đếm hết.

Trước sau “Văn Cách”, Hòa thượng Hải Hiền vẫn thường xuyên cùng với người địa phương đi tu bổ cầu đường, hễ đi thường là mấy tháng trời.

Giống như Pháp sư Diễn Cường, Pháp sư Ấn Chí đồ đệ của Hòa thượng Hải Hiền mỗi lần nhắc đến sư phụ của Ngài, lúc nào cũng vô vàn cảm xúc. Một lần, Ngài đã biểu đạt đơn giản mà sinh động theo cách của Ngài, để cho người bên cạnh hình dung lúc sư phụ của Ngài cần cù biết là bao, bùi ngùi nói: “Kiểu cần lao của lão Hòa Thượng – thực tế là không có cách hình dung!”

“Một ngày không làm, một ngày không ăn”, Hòa thượng Hải Hiền sống một ngày thì làm một ngày, Ngài làm việc rất chuyên chú, rất chăm chỉ, không trốn tránh chút khó nhọc nào. Ngài đã từng nói với Pháp sư Diễn Cường: “Văn độ chúng sanh võ tu hành đấy! Ông muốn thành Phật ông không ra sức, không lao động, không đổ mồ hôi, ở đâu có việc dễ dàng vậy chứ?”

Nông Thiền là tự viện Thiền tông cổ đại Trung Quốc dựa vào cơ sở kinh tế mà sinh tồn và phát triển. Khai khẩn đất hoang và “một ngày không làm, một ngày không ăn” là phong thái thời đại nhà Đường lưu lại. Nhà Hán Học trứ danh người Hà Lan Hứa Lý Hòa (Erik Zurcher 1928–2008) nói, Phật giáo tại Trung Quốc không hề là một kiểu mẫu hoặc hệ thống tư tưởng, mà trước hết là một phương thức sinh hoạt và một phương thức hành vi kỷ luật hóa cao độ. Điểm này ở nơi Tăng lữ Thiền tông đã đạt được sự thể hiện tập trung.

Hòa thượng Hải Hiền là “Nông Tịnh” xem trọng như nhau. Ban ngày Ngài lao động, buổi tối niệm Phật. Pháp sư Diễn Cường hình dung Hòa thượng Hải Hiền cuộc sống lúc đó, nói: “Bấy giờ tôi là người rõ nhất. (Ngài) ban ngày làm việc, đấy – mệt đến đầu choáng mắt hoa! Buổi tối còn niệm Phật, lạy Phật cả đêm.”

Hòa thượng Hải Hiền đã thị hiện phương pháp tu hành tốt nhất của thời đại hiện tiền này, Ngài vừa làm việc (công việc của Ngài là trồng trọt), vừa một câu Phật hiệu niệm đến cùng.

 

Bình luận Cuộc đời HT Hải Hiền ( Phần 5 )
Ảnh đại diện
Anh   Chị
Video mới nhất
QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

Xem video
ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

Xem video
Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Xem video
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 12
  • Hôm nay: 189
  • Tháng hiện tại: 1448
  • Tổng lượt truy cập: 172140
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com