Đức Phật thuyết pháp dùng nhất tâm làm tông chỉ. Vô luận trăm ngàn pháp môn, chẳng ngoài hạnh liễu ngộ nhất tâm. Quan trọng nhất chỉ là tham thiền và niệm Phật. Nơi đây, chư tổ sáng lập pháp tham thiền liễu ngộ chân tâm. Pháp môn niệm Phật, do Phật khai thị chung cho chư Bồ-tát tam hiền thập địa, dùng niệm Phật làm hạnh thiết yếu thành Phật. Bồ-tát thập địa đã chứng chơn như, chẳng chưa ngộ sao ? Các ngài đều dạy rằng không rời niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng.
Thiện Tài đồng tử tham vấn năm mươi ba vị thiện tri thức. Vị thứ nhất là Tỳ kheo Đức Vân. Ngài dạy Thiện Tài đồng tử môn niệm Phật giải thoát. Đến gần cuối, tham kiến Phổ Hiền bèn nhập vào biển diệu giác của thiện tri thức, rồi hồi hướng qua cõi Tây Phương Tịnh Độ ; Thiện Tài đồng tử bảo rằng tự thân trông thấy đức Như Lai vô lượng quang, hiện ra trước mắt, thọ ký cho đạo Bồ Đề. Do được thấy như thế, bèn thành nhất thừa tối thượng của kinh Hoa Nghiêm, mà xưng tu pháp giới hạnh, trước sau không rời niệm Phật. Thập địa thánh nhân đã chứng chân như, cũng chẳng bỏ niệm Phật, mà vọng nhân đời mạt pháp lại huỷ báng cho là hạnh thấp kém. Sao lại nghi rằng tham thiền cùng niệm Phật là khác nhau ? Đa văn khiếm khuyết, không biết ý Phật, vọng sanh phân biệt. Ước theo duy tâm tịnh độ, tâm tịnh thì cõi nước tịnh. Lúc tham thiền chưa liễu ngộ, ngoài niệm Phật ra, chẳng có pháp nào để thanh tịnh tự tâm ; một khi tâm được thanh tịnh, thì sẽ liễu ngộ chân tâm. Bồ Tát đã ngộ, mà không xả bỏ sự niệm Phật. Thế nên, ngoài việc niệm Phật ra, không thể thành chánh giác. Phải biết chư tổ, không dùng niệm Phật mà liễu ngộ chân tâm. Nếu niệm Phật đến độ nhất tâm bất loạn, thì phiền não tiêu trừ, tự tâm sáng soi, tức gọi là ngộ. Niệm Phật như thế, tức là tham thiền. Từ xưa chư tổ đều không xả bỏ cõi Tịnh Độ như thế. Niệm Phật là tham thiền. Tham thiền cũng sanh cõi Tịnh Độ. Đây là việc của người xưa và nay, chớ có nghi ngờ. Lời này phá tận tiêu tan kiến chấp phân biệt Thiền và Tịnh. Chư Phật xuất thế cũng không thuyết khác những lời này. Nếu bỏ qua lời này mà sanh vọng nghị luận, tức là lời của ma, chứ chẳng phải Phật Pháp.
QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI
Xem videoĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE
Xem videoGiới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1
Xem videoSự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu
Xem videoKC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang
Xem videoKC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang
Xem videoPháp Ngữ Mới Nhất
Thống Kê Truy Cập
- Đang truy cập: 2
- Hôm nay: 69
- Tháng hiện tại: 3900
- Tổng lượt truy cập: 158563
Các bậc tiền bối của Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư?
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-