Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1.Không nên có ý bày tỏ giữ bản quyền

Phàm là việc hoằng dương Phật pháp thì tất cả sách vở, băng ghi âm đều không nên có ý bày tỏ giữ bản quyền. Nếu có ý giữ bản quyển chỉnh là lộ rõ tâm địa hẹp hòi, tầm nhìn hạn hẹp, cản trở cho sự lưu thông của Phật pháp. Người có tâm này thì tội rất lớn.

2.Thuyết pháp cần đơn giản rõ ràng

Nói Phật pháp cho mọi người cần phải đơn giảnsáng tỏ để đối phương nghe hiểu được. Đối với người mới học đạo không nên nói cao xa khó hiểu. Nếu nói cao xa khó hiểu làm người nghe hoang mang thì sẽ xuống địa ngục.

3.Sửa đổi thói quen xấu

Học Phật chính là sửa đổi thói quen xấu. Sửa đổi thói quen không tốt của chính mình từ trước đến nay. Phần lớn thói quen của con người đều không lìa khỏi ba độc tham, sân, si.

4.Phản tỉnh

Người tu học Phật muốn biết mình tu có tinh tấn hay không, hãy xem lại sự hành trì của chính mình. Phản tỉnh lại chốc lát trong sinh hoạt ngày thường, coi tham , sân, si của chúng ta có giảm bớt hay không, liền có thể tự biết.

5.Cẩn thận lựa chọn đạo tràng

Phật dạy:”Vào thời mạt pháp, tà sư thuyết pháp tà nhiều như cát sông Hằng”. Người học Phật nên cẩn thận lựa chọn đạo tràngchuyên tâm một chỗ, đúng như pháp mà tu hành. Người hay chạy loạn đạo tràng này tới đạo tràng khác, tu hành sáng thế này chiều thế khác, đối với sự tu hành của chính mình thêm một chút lợi ích cũng không có.

6.Linh Sơn chỉ tại trong tâm

Cổ đức nói rằng:

“Phật ở Linh Sơn chớ cầu xa

Linh Sơn vốn tại ở tâm ta

Người người có toà Linh Sơn báu

Hướng vào Tâm tu sẽ tiến xa”.

Học Phật chính là giác ngộ. Nên khéo léo ở trên thân thể của mình mà lỗ lực công phu. Từ trong tâm quán chiếu sửa đổi mỗi lời nói, hành động của chính mình. Không nên hướng ngoại phan duyên, bôn ba vất vả, rơi vào tri kiến mà ta chẳng tự biết.

7.Làm tốt bổn phận

Nếu bôn ba hết đạo tràng này tới đạo tràng khác, tin và tôn thờ tà sư tà thuyết, chẳng bằng ở trong nhà mình, khéo léo với bổn phận của chính mình làm cho thật tốt, là hãy hết lòng chân thành niệm Phật.

 
 

8.Thành khẩn và nề nếp làm tròn bổn phận.

Nói rằng: buông xuống không phải là buông xuống tất cả việc, bỏ đi mà không làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của chính mình. Cứ một chiều hướng ngoại phan duyên tìm cầu, miệng nói là buông xuống, trong tâm vẫn tham lam chấp trước như cũ. Đại sư Ấn Quang dạy: “Chúng ta cần thành khẩn trong nề nếp và làm tròn bổn phận, không có sự gian tà mà luôn gìn giữ sự thành thật”. Mỗi vị đệ tử học Phật, khéo léo ở nhiệm vụ được giao, làm tốt bổn phận của chính mình.

9.Nhìn rõ, buông xuống

Chỉ nhìn rõ chính xác mới có thể thực sự buông xuống. Nhìn rõ chính xác chính là cần học cách quán chiếu của Bồ-tát Quán Tự Tại. Từ trong tâm quán chiếu sâu xa vật sở hữu của thế giới này, tất cả đều là hư huyễn không thật. Tất cả vật tượng trước mặt đều là nhân duyên hoà hợp, đều là vô thường chẳng được dài lâu.

Kim Kim Cang nói:

“Tất cả pháp hữu vi

Như mộng huyễn bọt bóng.

Như sương cũng như điện

Nên quán đúng như thế”.

Lại nữa, học pháp quán “không” của Bồ-tát Quán Tự tại, chỉ có chân không mới có thể diện hữu. Chỉ có buông xuống mới có thể thu được. Giống như trong bàn tay bạn nắm chắc các thứ đồ vật, thì làm sao còn lấy được bảo vật quý báu? Trong sự tu tập quán chiếu vào nơi thân tâm, nhân đó tìm được thâu suốt. Tiến tới nữa là thực sự buông xuống, không chấp trước tất cả, tuỳ duyên bất biến, rồng rang tự tại.

10.Quán

Phương pháp đối trị bực bội, tức là tuỳ chỗ tuỳ nơi quán chiếu chỗ khởi tâm động niệm của chính mình. Đối với mọi người nên xem họ như con cái, cha mẹ của chính mình để đối xử; luôn nhớ cẩn thận lời nói, dè dặt việc làm, xét lại chính mình. Lâu lại càng lâu, tự có thể có chỗ tiến bộ.

11.Như pháp sám hối

Ý nghĩa sám hối chính là bày tỏ lỗi của chính mình, nguyện không bao giờ tái phạm lại. Nếu chỉ có một lỗi đó mà phạm đi phạm lại mà sám hối hoài, thì nơi sự tu tập của chính mình một điểm sửa đổi cũng không có. Đây không chấp nhận được là chân chánh như pháp sám hối.

Bình luận Liên Trì Cảnh Sách ( Phần 6 )
Ảnh đại diện
Anh   Chị
Video mới nhất
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video
Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Xem video
KC121- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 1 || Thích Thiện Trang

KC121- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 1 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 22 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 22 || Thích Thiện Trang

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 2
  • Hôm nay: 66
  • Tháng hiện tại: 2530
  • Tổng lượt truy cập: 124261
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com