NGHIỆP CỘNG ! NHÂN DUYÊN SINH
DẪN MÌNH VÀO QUẢ KHỔ
Vì sao, ta đến cõi nầy
Đắm, say, lụy, chấp, nơi đây quá nhiều
Lâu xa bày tính độc chiêu
Làm điều ác nghiệp, kết thành quả lôi
Vì không tin có luân hồi
Đã gây nhiều tội, nghiệp dời đến đây
Mê, lầm, lạc, phạm, sâu dầy
Đã gây phải gá.. thân nầy trả vay
Vì danh, tài, sắc, nhiễm đời
Nhân mới, nợ cũ, vần xoay lãnh hoài
Giật mình thì thấy mình sai
Nhiều mê phải có, thân nầy.. thân kia
Vì không nhiễm dục lìa dần
Nên nhân không tốt, quả cần người gây
Nghiệp nầy ai lãnh ai được không ?
Dễ gì thay được, đừng hòng đùa chăng ?
Vì ôm mang nặng đủ điều
Thì nhân không thiếu, của mình quả sanh
Oan oan tương báo, kết thành
Vận hành luân chuyển, làm người khó yên
Vì tâm, ham, muốn, ưa ghiền
Năm trần sáu nhiễm, luân phiên dụ bày
Khoái, nhiều dục nó dẫn say
Quên mất có lãnh, đọa đày lăn qua
Vì sao lại đến sa bà
Kiếp lâu xưa trước, quá nhiều vô minh
Không tin những việc mình làm
Là nhân giam giữ, khổ sầu hành thân
Vì đâu khổ quá nhiều lần ?
Tích trong một kiếp, cộng dần đó thôi
Nhân xấu thì nghiệp phải đòi
Lôi đi trả nợ, nhiều đời đã gieo
Vì trâu, heo, chó, mèo gà
Đang chờ đến lượt, cùng ta vui đùa
Kẻ mua người bán, cộng chung
Rồi những hãi hùng, ai.. biết..tin..chưa
Vì không một thứ bỏ.. chừa
Tam đồ rộng cửa, đón chờ.. bước vô
Tiếp theo sống với khổ sầu
Loay hoay với những lo âu kiếp người
Vì việc nhân quả dễ ngươi
Kiếp người ngắn ngủi, vậy mà không lo
Cuộc sống ai cấm lo toan
Nhưng cần trong tỉnh, nhìn toàn duyên sanh
Vì trong cái cõi tham giành
Buông lơi, trược, vấp, nghiệp thành không xa
Phải tin nhiều hơn.. sáu nhà
Trả vay lâu lắm, thân nầy nhiều đau
Vì nhân cộng.. mượn thai bào
Nhớt đờm, máu, mủ, gom vào làm ta
Lăn qua, lộn lại... làm gì ?
Sợ lắm..móng.. vãy..tên chi của mình
Vì ngu Tịnh đã tử sinh
Vay trả lâu lắm, cứu mình Tịnh ơi
Trả không chỉ tính một đời
Vô lượng kiếp lãnh, nhiều đời vần xoay
Vì ngu, không tin Tổ Thầy
Tác gây chủng nghiệp, hại mình đọa lâu
Ai tin sớm biết quay đầu
Niệm câu PHẬT hiệu, kiếp nầy rất hay
Vì câu vạn Đức của Ngài
Bao gồm kinh luận, của Ngài nói ra
Mười phương PHẬT niệm đủ mà
Không thiếu, khiếm khuyết, đừng lo xa gần
Một câu đã đủ trồng nhân
Giống lành quả tốt, mười phần viên dung
Nguyện trong pháp giới niệm cùng
Hữu vô hình nhớ, niệm chung được rồi
Tin sâu cắt tử sanh lôi
Nợ xưa chấm dứt luân hồi cũng không
Hết rồi quanh quẩn sáu vòng
Một đời thành tựu, không còn nợ.. oan
A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT
Khổ lắm...với trả vay
Rất lâu.. rất lâu.. dài
QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI
Xem videoĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE
Xem videoGiới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1
Xem videoSự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu
Xem videoKC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang
Xem videoKC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang
Xem videoPháp Ngữ Mới Nhất
Thống Kê Truy Cập
- Đang truy cập: 6
- Hôm nay: 76
- Tháng hiện tại: 3907
- Tổng lượt truy cập: 158569
Các bậc tiền bối của Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư?
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-