Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Thiền nhân Hải Dương từ xa đến Lô Sơncầu thọ giới pháp, được pháp danh là Thâm Ngu, rồi dâng hoa cầu pháp : “Đệ tử phát nguyện cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ. Thế nên, cùng giao kết với cả ngàn pháp lữ, đồng hội tụ một nơi, chuyên tu tịnh nghiệp. Xin nguyện từ bidạy bảo pháp yếu”. Lão nhân vì đó mà bảo rằng Phật thuyết pháp tu hành xuất sanh tửphương tiện tuy có nhiều môn, mà chỉ có pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh là thẳng tắt. Hoa Nghiêm , Pháp Hoapháp môn viên diệuPhổ Hiền diệu hạnhrốt ráo chỉ quy Tịnh ĐộMã MinhLong Thọ, cùng chư đại tổ sư ở cõi này như Vĩnh Minh, Trung Phong, đều cực lực chủ trương pháp môn Tịnh ĐộPháp môn này do Phật tự thuyết, vốn bao trùm ba căn, độ khắp bốn chúng, chẳng phải vì kẻ hạ căn mà quyền thiết.

Kinh nói : - Nếu muốn tịnh cõi Phật, thì phải thanh tịnh tự tâm. Ngày nay tu hành tịnh nghiệp, thì phải lấy việc thanh tịnh thân làm gốc. Muốn tịnh tự tâm, trước nhất là phải thanh tịnh giới căn. Vì mười việc ác của thân miệng ý vốn là nhân khổ của ba đường ác, nên nay phải cần trì giới, khiến cho ba nghiệp được thanh tịnhtức tâm tự tịnh. Nếu thân không giết hại, ăn cắptà dâm, nói láo thì thân nghiệp thanh tịnh. Nếu miệng không nói láo, nói lưỡi hai chiều, nói lời ác độc, nói lời thêu dệt thì khẩu nghiệp thanh tịnh. Nếu ý không tham lamsân hậnsi mê, thì ý nghiệp thanh tịnh. Mười việc ác này mãi đoạn dứt, ba nghiệp trong sạch, đó là điều thiết yếu của sự tịnh tâm. Trong lúc thanh tịnh thân tâm, phải dấy khởi tâm chán khổ nơi cõi Ta Bà, mà phát nguyện vãng sanh về miền an dưỡng ; lập chánh hạnh niệm Phật ; tâm niệm Phật phải thiết tha vì sanh tử. Đầu tiên, ngoài đoạn ngoại duyên. Kế đến, bên trong đơn độc đề khởi nhất niệm. Dùng một câu A Di Đà Phật làm mạng cănNiệm niệm không quên, tâm tâm chẳng đoạn. Trong mười hai thời, đi đứng nằm ngồi, cử động gân cốt, xoay mình cúi ngửa, động tịnh đều quên. Trong mọi thời, không u mê không ngu muội, lại chẳng làm duyên khác. Dụng tâm như thế, lâu ngày thuần thụccho đến trong mộng, cũng không quên mất ; thức ngủ như nhau, tức là công phu liên tục ; dệt thành một phiến, tức là lúc công phu đắc lực. Nếu niệm đến nhất tâm bất loạn, thì lúc lâm chungcảnh giới Tịnh Độ hiện ra trước mắt ; tự nhiên không bị sanh tử trói giữ, bèn cảm Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn.

 
 

Đây là việc chứng nghiệm quyết định vãng sanhNhất tâm chuyên niệm đó là chánh hạnh, rồi phải dùng tư lương quán tưởng để xem xét rõ. Xưa kia, Phật vì hoàng hậu Vi Đề Hy mà thuyết ra mười sáu cách quán vi diệu, nên giải quyết xong một đời. Hiện nay Quán Kinh vẫn còn tồn tại. Lúc kết duyên với các tịnh lữ mà đồng tham học, thì dẫu ai có chí nguyện gì, nơi mười sáu cách quán, hãy tuỳ duyên mà chọn một : Hoặc chỉ quán Phật cùng diệu tướng của Bồ-tát, hoặc tuỳ ý mà quán tưởng cảnh giới cõi Tịnh Độ, giống như kinh Di Đà thuyết về liên hoa bảo địa. Nếu quán tưởng rõ ràng, tức trong mười hai thời, hiện tiền như sống tại cõi Tịnh Độ. Đi đứng nằm ngồi, nhắm mắt mở mắt, như tại trước mặt. Nếu quán tưởng thành tựu như thế, thì lúc lâm chungnhất niệm bèn vãng sanh. Thế nên bảo rằng sanh tức quyết định sanh, mà đi thật chẳng phải đi. Đây là ý chỉ vi diệu về lý duy tâm Tịnh ĐộDụng công như thế, cùng tinh nghiêm hành trì giới hạnh, thì sáu căn cùng tâm địa được thanh tịnh, và mãi đoạn trừ ác nghiệp phiền nãoQuán niệm tương tục, thì diệu hạnh dễ dàng thành tựu. Hạt nhân chân chánh vãng sanh qua cõi Tịnh Độ không ngoài cách này. Nếu xưng niệm Phật, cầu vãng sanh Tịnh Độ, mà không trì tịnh giớiphiền não không thể đoạn trừ, tâm địa vẫn còn cấu uế, thì Phật bảo người này, mãi chẳng thành tựu.

Vì vậy hành nhân, việc thiết yếu bậc nhất là phải trì giới làm căn bổn ; phát nguyện làm nhân duyên phụ trợ ; niệm Phật và quán tưởng làm chánh hạnhTu hành như thế, nếu không được vãng sanh, thì Phật sẽ đoạ vọng ngữ ! ./.

1 Bình luậnPháp Môn Tịnh Độ
Ảnh đại diện
Anh   Chị
- Bình luận ngày 10-09-2022
A Di ĐÀ PHẬT A Di ĐÀ PHẬT
Trả lời
Hình đại diện
Anh   Chị‹
Video mới nhất
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video
Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Xem video
KC121- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 1 || Thích Thiện Trang

KC121- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 1 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 22 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 22 || Thích Thiện Trang

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 2
  • Hôm nay: 56
  • Tháng hiện tại: 3586
  • Tổng lượt truy cập: 125317
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com