Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

4. Niệm Phật có thể thấy Phật không?

• Hỏi:

- Phải chăng niệm Phật thì có thể thấy Phật?

Đáp:

- Không thể có!

Hỏi:

- Nếu vậy trong chương Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông có câu: “Nếu ai nhớ Phật, niệm Phật thì bây giờ hoặc mai sau nhất định thấy Phật, chẳng cần phương tiện gì cả, tự mình lòng dạ mở khai” là ý gì?

Đáp:

- Đúng! Lòng dạ mở khai tức là thấy Phật, thấy được vị Phật của tự tánh.

• Chư Phật và Bồ-tát đều có nguyện lực mà ta có thể dựa vào đó để tu hành. Vì thế, lúc đi, đứng, nằm, ngồi, bạn chớ rời tiếng niệm Phật, đây là cảnh giới không có hình hài, sắc tướng gì cả. Đừng nên chấp trước, tự hỏi tại sao đức A-di-đà không hiện hình ra tiếp dẫn!

5. Thầy Quảng Hóa tới tham phỏng

• Coi thầy công phu hành trì trình độ tới đâu, (tôi nói để thầy nghe) chớ khi lâm chung, thầy cần không vương vấn, quái ngại bất kỳ việc gì thì mới vãng sinh được

    Nếu thầy còn tham vọng muốn độ chúng sinh, thì tham muốn ấy cũng là một thứ chấp trước, một thứ quái ngại!

• Hòa thượng hỏi:

- Tây Phương ở đâu?

Thầy Quảng Hóa đáp:

- Nói theo phương vị, thì nó ở phương Tây; nói theo thực tướng, thì nó ở tại lòng mình.

Hòa thượng nói:

- Hễ có Phật có Bồ-tát, thì có Tịnh độ. Thầy phải giảng dạy sao cho người nghe có chỗ nương tựa để tu hành.

• Đức Phật dạy rằng nếu người nào trong một ngày, hai ngày... cho tới bảy ngày mà có thể niệm Phật đến chỗ nhất tâm bất loạn, thì Phật A-di-đà sẽ đến tiếp dẫn. Song, nếu không ăn không ngủ thì chẳng cần tới bảy ngày, chỉ bốn hay năm ngày là đủ rồi!

•  Thầy Quảng Hóa nói:

- Có lần tôi chứng kiến đức Quán Âm hiện ra với tướng mạo trang nghiêm đẹp đẽ, cả chuỗi anh lạc của Ngài cũng tuyệt đẹp.

Hòa thượng cười, nói rằng:

- Thật sao? Ở đâu mà có Bồ-tát như thế?

• Khi thầy độ chúng sinh, thầy cần phát nguyện rồi theo đó mà thực hành, như đức Quán Âm, Phổ Hiền vậy. Song, đến khi lâm chung, thầy phải buông bỏ hết mọi thứ. Nếu nguyện của thầy chưa làm xong, thì thầy sinh trở lại đây để tiếp tục độ sinh, công đức này càng thù thắng, vĩ đại. Nguyện là thứ thầy ghi tạc ở trong lòng.

•  Phật và Bồ-tát tuy đã thị hiện nhập niết-bàn, song thật sự các Ngài vẫn còn quanh quẩn, không rời những kẻ đang tu hành như chúng ta, có điều các Ngài không hiện ra thôi.

•  Chỉ cần kinh, luật, luận tồn tại, chư Phật, Bồ-tát có thể dạy mình. Đừng cho rằng không có ai truyền thọ, rồi không còn (Phật pháp) gì nữa.

•  Khi lâm chung, đừng nên để tâm muốn thấy hình tướng chư Phật, Bồ-tát. Cầu mà không thấy là việc tốt. Nếu cầu mà thấy, thì những hình tướng đó không đáng tin cậy đâu. Phải không mong cầu gì, chỉ tịnh tâm niệm Phật. Phật, Bồ-tát từ trong chân tâm thanh tịnh hiện ra thì mới thật đúng.

• Phải buông bỏ (sự chấp trước) vào tấm thân thối tha này. Mặc kệ cái thân này biến thành tròn hay méo, đừng để ý lo lắng, chiều chuộng nó. Chẳng cần nói xa xôi, hễ có chứng đắc, thâu hoạch được cái gì thì vẫn còn chưa đúng. (Ý Hòa thượng muốn chỉ sự chấp trước của thầy Quảng Hóa, rằng thầy còn chấp vào sự kiện mình đã chứng kiến đức Quán Âm hiện thân).

• Trong cái này (Hòa thượng chỉ vào tâm Ngài), chẳng có vật gì cả. Các vị đó (Hòa thượng chỉ nhóm cư sĩ tại gia đang ngồi nghe giảng) thì vẫn còn đủ thứ.

• Hiện tại, các bạn đêm ngủ nằm mộng mà sáng ngày ra cũng là ở trong mộng. Các bạn hệt như đang đóng phim vậy, cuốn phim này dài lắm cả đời bạn, song chẳng khác gì giấc mộng ban đêm! (Hòa thượng khuyến khích thầy Quảng Hóa niệm Phật bằng thực tướng, hình tướng chân thật thì không hình hài, không sinh diệt, tức là chân tâm, chứ đừng niệm Phật bằng sự tướng còn chấp trước vào hình hài, sắc tướng, công việc trần gian thế sự).

• Ngày hôm nay tôi nói bấy nhiêu thôi. Kẻ xuất gia thì sẽ lãnh hội được phần nào, chứ người đời thì khó có ai hiểu.

• Xưa kia, cổ nhân chỉ nói một câu là đủ. Hôm nay, tôi nói quá nhiều! Chờ khi về rồi, các bạn từ từ lãnh hội thì sẽ giác ngộ, thấu suốt hết.

Bình luận Pháp Ngữ Hòa thượng Quảng Khâm (Phần 3)
Ảnh đại diện
Anh   Chị
Video mới nhất
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video
Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Xem video
KC121- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 1 || Thích Thiện Trang

KC121- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 1 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 22 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 22 || Thích Thiện Trang

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 4
  • Hôm nay: 150
  • Tháng hiện tại: 2933
  • Tổng lượt truy cập: 124664
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com