Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

1. Vững lòng tin, tu khổ hạnh

•         Nhân sinh có bát khổ: sinh, lão, bệnh, tử, cầu bất đắc (khổ do mong cầu mà không được toại ý), ái biệt ly (khổ vì phải xa lìa người mình yêu thương), oán tắng hội (khổ vì phải gần gũi người mình oán ghét) và ngũ ấm xí thạnh (khổ do bị tấm thân ngũ ấm này khống chế).

•         Nếu bạn có nguyện lực tu khổ hạnh thì sau này sẽ có chút thần thông, sẽ biết được chuyện này chuyện nọ. Lúc ấy, tự mình cảm biết, tự mình làm chủ.

•         Nếu ai ai cũng có nguyện tu khổ hạnh thì ai ai cũng có thể thành Phật, có thể được vãng sinh Tây Phương, được hóa sinh từ hoa sen. Các vị xuất gia thì tấm ca-sa chính là y áo Tây Phương đấy.

•         Cơm của kẻ xuất gia phải đạm bạc, coi đây chính là một khổ hạnh.

•         Tu hành cần phải chịu cực khổ. Càng chịu cực khổ thì càng có điều tâm đắc.

a. Khuyến khích tu hành

•         Việc tu thì dựa vào sự thực hành của mình. Như uống nước, khi chưa uống thì bạn không biết mùi vị của nó, uống xong rồi mới biết mùi vị. Có thực hành mới đảm bảo được việc tu là chân thật.

•         Đi, đứng, nằm, ngồi, bạn phải dùng nó để thể hội Phật pháp. Ngày tháng qua mau như tên bắn, chớ phóng dật!

Một ngày đã qua,

Mạng cũng giảm dần,

Như cá cạn nước,

Thử hỏi gì vui?

•         Mạng người vô thường, một hơi thở ra mà không vào lại, đời người tức hết! Bởi vậy, mau mau dũng mãnh, tinh tấn, chớ buông lung, lơi lỏng! Hãy coi việc niệm Phật là gấp rút, khẩn trương nhất!

•         Gia tài, của cải mọi thứ ta chẳng đem theo khi sinh ra và cũng sẽ không mang theo lúc chết đi:

Mọi thứ chẳng đem được,

Chỉ có nghiệp tùy thân.

•         Đừng nên vì những thứ ở ngoài thân mình mà

lãng phí quãng đời trân quý của mình, phải mau, sớm tu hành!

b. Hạnh nguyện

•         Thứ niệm thiện, nghiệp thiện mình đem theo (từ kiếp trước) thì ít, mà niệm ác thì nhiều. Bởi vậy, nay mình cần phải tu khổ hạnh để tiêu trừ nghiệp chướng. Vì thế, không nên tham ngủ, tham ăn... phải quét cho sạch những thứ niệm xấu ấy! Có chánh niệm thì sẽ ít phiền não.

•         Khổ hạnh là hạnh nguyện của lịch đại Tổ sư, của đức Phổ Hiền, Văn Thù, Quán Âm, Địa Tạng, các Đại Bồ-tát. Ngày nay mình bắt chước học theo gương các Ngài.

•         Khi Hòa thượng Hư Vân đi ba bước một lạy triều sơn, Ngài một mình, một gậy, một bao ăn tạm qua ngày. Ngày nào lạy tới đâu thì tính tới đó, chuyện ngày mai thì để hôm sau tính. Tâm Ngài hoàn toàn không chấp trước vào đâu cả. Do đó, Long, Thiên, Hộ pháp đều bảo vệ Ngài. Chúng ta thì chẳng có nguyện gì cả, nếu có nguyện thì việc gì cũng có thể làm tới nơi tới chốn!

•         Tu khổ hạnh là để nuôi dưỡng cái nguyện, xem bạn có hay không có nguyện. Kẻ ít nghiệp chướng thì mới có thể phát nguyện tu khổ hạnh. Chư Phật, Bồ-tát thành đạo cũng bởi do nhờ nguyện.

•         Hỏi:

- Song tôi không thể phát được nguyện khổ hạnh?

Đáp:

- Nguyện không phải là “tôi muốn như thế này, thế nọ”, bởi như vậy thì vẫn còn cái “ngã”, cái “tôi”. Nguyện cần phải được phát một cách tự nhiên, và phải vì lợi ích của chúng sinh. Như bản thân tôi, tôi có hề nói tôi ra sao, ra sao đâu? Ngày nay dù có thành tựu, tôi cũng không biết được!

2. Làm sao tu khổ hạnh?

•         Thế nào là tu khổ hạnh? Tức là không so đo, tính toán mọi sự. Đối với chuyện hằng ngày, chớ khởi tâm phân biệt. Tu khổ hạnh tức là rửa sạch đầu óc, thay đổi chủng tử.

•         Khổ hạnh không phải là việc giản dị, vì tu khổ hạnh là tu tâm.

•         Khổ hạnh không phải là việc đơn giản, là cứ “làm bừa”. “Làm bừa” không phải là biện pháp đúng. Nếu “làm bừa” thì dù có đến hết kiếp, rồi đầu thai trở lại cũng chẳng tới đâu!

•         Việc làm khổ hạnh không có nghĩa là làm cho nhiều.

•         Làm việc là để rèn luyện đầu óc suy nghĩ của bạn.

•         Làm việc thì phải thong thả, không được quá gấp gáp, hấp tấp. Làm việc lâu ngày thì sẽ quen tay. Khi ấy, bạn có thể khai trí tuệ. Bấy giờ, công việc cần làm ra sao, bạn chỉ cần nhìn qua là tự nhiên biết ngay, không cần phải bóp trán, suy đi nghĩ lại mới biết.

•         Muốn tu khổ hạnh, cần phải rèn luyện xem mình có khả năng xả bỏ thân này hay chăng.

•         Thân này là giả tạm, nhất định sẽ bị hủy hoại, dù muốn cứu vãn cũng không có cách gì khôi phục.

•         Xả bỏ thân này là thế nào? Tức là ăn cơm đạm, mặc áo thô, đắp ba lớp ca-sa, chẳng kể gì đến ăn ngon, mặc đẹp!

•         Tôi dạy các bạn dựa vào pháp môn niệm Phật mà tu. Xưa, tôi ở trên núi tu hành thì chỉ tùy duyên. Hễ thức gì mọi chúng sinh ăn được thì loài người cũng có thể ăn được, đó gọi là đồ cúng dường tự nhiên của trời đất.

•         Nếu quá đói mà bạn cứ bướng bỉnh nhẫn chịu, thì thân thể sẽ hư hoại. Tu hành thì cần phải dụng tâm, không nên tu luyện những thứ cực đoan như không ăn uống như vậy.

•         Tôi tu đến ngày nay, lòng cảm thấy rằng nếu

vạn nhất, chẳng may mà tu trật tu sai, thì thật nguy hiểm. Duy có môn niệm Phật là tốt nhất.

•         Thế nào là mặc áo thô, ăn cơm đạm? Không phải là chẳng ăn cơm đâu! Mà là ăn để no, chứ chẳng phải ăn cho ngon; mặc đủ ấm đủ che thân, chứ chẳng phải mặc cho đẹp; ngủ vừa để có đủ tinh thần là tốt rồi, chớ ham ngủ. Ngủ nhiều rất dễ bị hôn trầm, dật dờ, nặng nề. Nếu bạn bày đặt không ăn cơm, nhịn đói, thì sẽ khiến thân thể suy nhược, rồi khó an tâm tu được. Vậy là uổng phí cho bạn tới đây tu hành. Tôi xưa kia đã từng làm qua việc ấy (nhịn đói), nay già rồi mới biết là sai lầm.

•         Rèn luyện ngủ ngồi là việc đòi hỏi thiện căn, nó không đơn giản đâu. Đừng nói tới phương pháp, cách thức luyện tập nó, làm sao đối trị v.v... Nói ra, các bạn thêm chấp trước. Đây là việc mà kẻ có thiện căn có lòng muốn tu. Khi thực hành, hễ có chánh niệm thì tự nhiên sẽ thành công. Song, nếu lầm đường trật bước, thì “thân người mất đi, khó phục hồi!”. Đã có rất nhiều người lầm lẫn rồi đấy!

•         Hỏi:

- Hòa thượng thường dạy chúng con học theo gương các lịch đại Tổ sư. Song, nếu hoàn cảnh quá tốt đẹp: ăn, mặc, ở đều không thiếu thốn gì, thì làm sao học gương chư Tổ?

Đáp:

- Các bạn không nên tham lam. Đắm trước vào mọi thứ (ăn, mặc, ở), chỉ cần có thể sống qua ngày là tốt rồi.

•         Đừng nói rằng có thức ăn cúng dường nhiều rồi cắm đầu cắm cổ ăn, tự làm nô lệ cho cái miệng. Song, cũng không được ăn quá ít để bụng đói lả. Bạn phải lượng bụng mình mà ăn, ăn đủ vừa no là tốt rồi, chớ phân biệt đồ ngon đồ dở!

•         Hiện tại, thực phẩm đều có chất hóa học, hoặc đã bị nhiễm hóa chất, thuốc sát trùng... Khi thức ăn thật sự là không thể ăn được, hoặc là hư hoại rồi, thì chớ ăn. Cứ ăn bừa, ăn cho nhiều vào thì có thể chết đấy!

3. Buông xả túi da thối này!

•         Túi da thối này là để ta mượn mà tạm ở. Song, cũng vì nó (thân này) mà ta tạo vô lượng vô biên nghiệp.

•         Chúng ta, ai cũng do mang nghiệp mà sinh ra, do đó đầy dẫy bệnh khổ. Bớt sát sinh, niệm Phật nhiều thì mới có thể tiêu nghiệp được.

•         Khi thân thể có bệnh mà uống thuốc gì cũng chẳng lành, hãy niệm Phật thì bệnh sẽ lành, bởi đức Phật A-di-đà là vị Vô Thượng Y Vương (vị vua thầy thuốc cao tuyệt nhất).

•         Con người phải chăng có thể trốn được kiếp số và bệnh khổ? Thí dụ có kẻ bị đau tim. Nếu y chuyên tâm niệm Phật thì có thể bệnh tim sẽ lành. Nếu y có thể chuyên tâm trì niệm Phật hiệu thì bệnh sẽ lành, mà chính y cũng không hay biết nữa!

•         Thân thể này giống như cái nhà, chắc chắn sẽ hư sụp. Lúc ấy, dù có sửa chữa đến cách nào nó cũng sụp. Do đó, chúng ta phải buông bỏ sự chấp trước vào thân thể giả dối này, đừng nên quá chăm sóc, lo lắng cho nó.

•         Xét cho cùng, thân này là thứ huyễn hóa. Song, chúng ta phải khéo léo lợi dụng nó để tu hành.

•         Không nên quá quý tiếc thân này. Khi sinh bệnh chớ quá quan tâm, vì đó là một thứ thử thách. Quá quan tâm thân này nên mới bị thử thách.

•         Khi bệnh, bạn phải càng thể hội sự vô thường của đời người. Khó ai tránh nổi sinh, già, bệnh, chết và khổ; do đó, càng phải nỗ lực, tăng sức tu hành!

1 Bình luậnPháp Ngữ Hòa thượng Quảng Khâm (Phần 5)
Ảnh đại diện
Anh   Chị
A Di ĐÀ PHẬT A Di ĐÀ PHẬT
A Di ĐÀ PHẬT A Di ĐÀ PHẬT - Bình luận ngày 14-09-2022
Trả lời
Hình đại diện
Anh   Chị‹
Video mới nhất
QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

Xem video
ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

Xem video
Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Xem video
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 3
  • Hôm nay: 79
  • Tháng hiện tại: 2515
  • Tổng lượt truy cập: 163382
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com