Tường Tận Đối Trị Phiền Não
Trước đây, khi còn tại thế, Thầy Lý Bỉnh Nam thường nói "Người tu hành phải sửa đổi tâm". Tâm thay đổi tốt rồi thì hành vi tự nhiên sẽ tốt, nếu như chỉ thay đổi trên hành vi mà tâm chưa thay đổi, đó chính là làm bộ làm tịch trên hình thức, trong nội tâm vẫn là vọng tưởng, chấp trước, mà tỏ vẻ như người không dính mắc gì cả, quan trọng nhất là phải sửa đổi tâm.
Học Phật không thể thành tựu, nguyên nhân là chưa có định, huệ; nói một cách khác, chính là mê hoặc điên đảo. Đây chính là “Kẻ đáng thương hại " mà trên kinh đã nói.
Bởi vì “khởi tâm động niệm” có phân biệt, chấp trước, vọng tưởng; khi cùng ở với người khác vẫn còn tham, sân, si, mạn, vẫn còn đố kỵ, tạo ra nghiệp nhân của ba đường.
Hành vi như vậy, bất luận là tham thiền, học giáo hay niệm Phật, đều là không cách gì thoát được luân hồi.
Chân thật tu hành, phải ghi nhớ lời của Đại sư Huệ Năng: “Người chân thật tu học, không thấy lỗi thế gian”. Phải thấy lỗi của chính mình, không thấy lỗi của thế gian, đây là hai câu nói chân thật mà Đại sư Huệ Năng dạy bảo cho người sau. Nếu không ở trên hai câu này mà chân thật hạ công phu, thì đời này cùng với đời quá khứ như nhau, nhất định sẽ luống qua. Vì sao lại luống qua? Bởi vì không nhẫn được. Không có nhẫn, thì làm gì có định chứ? Sáu phép Ba La Mật cũng như lên tòa lầu sáu tầng. Tầng thứ ba nếu như không lên được, thì không cách nào lên tới tầng thứ tư. Nhiều nhất cũng chỉ có Bố thí, Trì giới; Nhẫn thì không có rồi, tu học làm sao thành công chứ? Cho nên thứ lớp tu học của Lục độ là có Nhẫn nhục, có Tinh tấn thì mới được Thiền định, có được Định huệ mới hữu dụng. Người có Định huệ tâm lượng liền lớn, liền có thể tương ưng với Tự tánh.
Từ góc độ thế gian pháp mà quán sát, nếu như người người đều có thể nhìn thấy lỗi chính mình, không thấy lỗi thế gian, thế gian liền có thể hòa bình cùng tồn tại, thế giới làm gì còn có đấu tranh? Xã hội nhất định tường hòa, thế giới liền đại đồng.
Hôm nay thấy cái này không vừa mắt, ngày mai thấy cái kia không vừa mắt, đây là tạo nghiệp luân hồi.
Tổng cương lĩnh của tu hành, không gì khác là phá hai chấp, đoạn phiền não mà thôi. Người tu Tiểu thừa là vì phá ngã chấp mà phá ngã chấp, phương pháp này tương đối rườm rà. Lấy sức Định sâu để hàng phục phiền não, chấp trước, khiến nó không khởi hiện hành. Sau khi chứng được Sơ quả, vẫn phải bảy lần qua lại cõi nhân thiên; mới có thể ra khỏi Ba cõi. Phương pháp của Đại thừa vô cùng xảo diệu, Đại thừa dạy chúng ta phải phát tâm Bồ đề, chuyển phiền não thành Bồ đề, là dùng phương pháp chuyển biến.
Nếu như chính mình cảm thấy cùng ở với mọi người không hòa thuận, đó là chính mình đang sanh phiền não, tuyệt nhiên không phải đang học Phật. Học Phật chính là phải đem những điều khúc mắc trắc trở này hài hòa lại, thảy đều hóa giải. Những cảnh giới này là từ nội tâm của chính mình mà sanh ra, do đó phải từ nội tâm của chính mình mà hóa giải, Cho nên Phật pháp gọi là “Nội học”. Phật pháp không phải là cầu người, là cầu chính mình, mỗi người đều có thể hướng nội khai mở Tự tánh, đoàn thể đó mới gọi là “Tăng đoàn”.
Giới luật của Phật pháp là dùng để yêu cầu chính mình, mà không phải để yêu cầu người khác, đây là cách làm rất cao minh. Không giống như pháp luật thế gian, là dùng để hạn chế mọi người. Cho nên phải học Đại sư Lục Tổ Huệ Năng: “Thường hay thấy lỗi của chính mình, không thấy lỗi của thế gian”, thì tâm thực sự được chuyển rồi, đây là hướng nội mà quán chiếu.
Căn bệnh nặng của chúng sanh là không thấy lỗi của chính mình, chuyên thấy lỗi người khác. Chuyên thấy lỗi người khác, thì sẽ tăng thêm phiền não, thì không cách nào hướng nội mà quán chiếu. Nếu như chúng ta chỉ quan tâm nội chiếu, không quan tâm những cám dỗ của ngoại cảnh, thì cái chữ “Chiếu” này là trí huệ, liền có thể đem phiền não tập khí hóa giải.
Người tài năng xuất chúng sẽ bị đố kỵ, bị đố kỵ này cũng là hiện tượng bình thường, bởi vì người ta là phàm phu; đố kỵ, sân giận là tập khí từ vô lượng kiếp, nếu như không có những tập khí này, thì họ chính là Phật Bồ tát tái lai.
Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta không phải chưa từng gặp được Phật pháp, cũng không phải không chăm chỉ tu học, tại vì sao vẫn phải rơi tới tình cảnh như hiện nay? Chính là bị cái “ta” và “cái của ta” hại rồi.
Cao minh của kinh điển Đại thừa, đặc biệt là Bát Nhã Đại thừa, chính là dạy bạn khởi tâm động niệm vì Phật pháp, vì tất cả chúng sanh. Thế nhưng người thế gian luôn lo sợ, e ngại; lo rằng không nắm chắc được phần cơm ăn, áo mặc, đời sống sẽ gặp khó khăn, đây chính là ngã chấp; chấp trước với cái “ta” và “cái của ta”. Có ý niệm như vậy thì không phải là người học Phật, cũng không đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp.
Trên “Kinh Kim Cang” nói rất hay: “Nếu Bồ tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức chẳng phải Bồ tát”. Ý nghĩa chân thật của câu này là: Nếu như trong ý niệm của chúng ta còn có “ta” và “cái của ta”, vậy không phải là học trò của Phật, thì không phải là người học Phật. Còn có cái “ta” và “cái của ta”, chính là lưu luyến cái thế gian này, vậy thì không thể vãng sanh.
Tín đồ Cơ Đốc giáo vì sao có thể thăng thiên? Là ý niệm của họ có thể đem tất cả vinh hoa phú quý dâng lên Chúa, nếu như họ đem tất cả vinh hoa phú quý về cho chính mình, thì họ không thể thăng thiên rồi, bởi vì cái “ta” của họ chưa được phá trừ.
Tán thán chính mình, hạ thấp người khác; ở trong “Du già giới bổn” là điều trọng giới thứ nhất; Giới khen mình chê người, ở trong “Phạm Võng giới bổn”, thì giới này chỉ xếp sau “bốn trọng giới”. Vì sao mà nặng đến như vậy? Bởi vì dính tướng. Tiêu chuẩn của “Kinh Kim Cang”, là đã dính vào bốn tướng thì không phải Bồ tát. Nếu cống cao ngã mạn, tự cho mình là đúng, tự cho mình là cừ khôi, vậy thì xong rồi, cho dù có làm nhiều việc tốt hơn nữa, đều chỉ biến thành phước báo hữu lậu thế gian mà thôi, không liên quan gì đến việc liễu sanh tử, xuất tam giới.
Chúng ta học Phật, nhất là người xuất gia, một lòng một dạ chính là muốn ra khỏi Tam giới, đây là tiền đề lớn, phương châm lớn. Tất cả những danh văn lợi dưỡng, vinh hoa phú quý của thế gian, đều phải xả được thật sạch sẽ từ nơi tâm. Phải mỗi niệm vì Phật pháp, vì chúng sanh, vì để tương ưng với bổn nguyện của A Di Đà Phật và chư Phật. Nếu như mỗi niệm vẫn có cái “ta” tồn tại, đó chính là tương ứng với Ma; Chỗ khác biệt giữa Ma và Phật chính là mỗi niệm của Ma đều vì chính mình.
Trên Kinh Kim Cang nói: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (Hễ vật gì có tướng đều là hư vọng). Tất cả tướng đích thực là hư vọng, là mộng huyễn bào ảnh, nếu như ở trong đây khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, việc này là tuyệt đối sai lầm. Muốn ở ngay chỗ này có cầu có đắc, đây chắc chắn là vọng tưởng; Có những vọng niệm, phân biệt, chấp trước này, chính là chướng ngại lớn. Không chỉ chướng ngại chứng đạo vãng sanh, mà còn chướng ngại công phu đắc lực. Nhưng những chướng ngại này đều là chính mình tạo thành, vẫn cần phải tự mình đi giải trừ, bất cứ một người nào cũng không thể giải trừ cho bạn, cho dù Phật Bồ Tát cũng không có năng lực.
Chân thật muốn tu hành, chân thật muốn có thành tựu, người như vậy chúng ta đích thực cũng thấy qua không ít, nhưng mà chỗ khó khăn lớn nhất chính là vọng tưởng, tạp niệm muốn trừ cũng không trừ được. Vấn đề này không phải là người hiện đại mới có, từ xưa tới nay đều là như vậy. Nên Phật ở trong kinh điển dạy bảo chúng ta, làm thế nào đoạn trừ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Kỳ thực, ở trong tất cả Kinh Luận cũng là đang nói rõ vấn đề này. Phật giảng được rất thấu triệt, phương pháp vô cùng thiện xảo, đáng tiếc chúng ta không nghiêm túc mà làm, cho nên từ vô lượng kiếp đến nay đều bị vọng tưởng, phiền não trói chặt mà không thể giải thoát. Phương pháp giải thoát rất nhiều, mà phương pháp niệm Phật đích thực là tốt nhất, thế nhưng mọi người không chịu dùng.
“Đạo” là tâm thanh tịnh, trên đề kinh Vô Lượng Thọ là: “Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác” đây chính là Đạo, chúng ta tu hành chính là tu điều này. Phàm hễ nhiễu loạn tâm Thanh Tịnh, phá hoại tâm Thanh tịnh chính là chướng ngại, chính là Ma. Nếu chúng ta có thể phòng bị cẩn thận thì sẽ tăng thêm cái duyên tốt để tiến Đạo, cho dù ở ngay trong loạn thế vẫn sẽ có thành tựu. Nếu có chút lơ là mất cảnh giác, thì tập khí bệnh cũ của chúng ta sẽ tái phát, tương lai nhất định đọa lạc.
Ở trong đoàn thể, phiền não tập khí rõ ràng nhất chính là “đố kỵ”. Người nào không có tâm đố kỵ chứ? Nói “tôi không có tâm đố kỵ”, vậy thì người đó không phải là phàm phu. Chỉ cần là phàm phu, tuyệt đối có tâm đố kỵ, cho dù là người xuất gia cũng không ngoại lệ. Nhà Tùy, nhà Đường là thời đại hoàng kim của Phật giáo Trung Quốc, là thời đại cực thịnh của Phật pháp, Đại sư Lục Tổ Huệ Năng là xuất hiện vào thời đại đó, ở Hoàng Mai sau khi được truyền trao y bát, ai chịu tín phục? Đây là hiện tượng gì? Chính là đố kỵ.
Nếu như chúng ta không thể hàng phục đố kỵ, tham, sân, si, mạn, thì không những không thể thành tựu đạo nghiệp, mà kết quả tuyệt đối là phá hoại đạo tràng. Ngay cả khi ảnh hưởng không quá rõ ràng, cũng sẽ chướng ngại sự phát triển của đạo tràng, chướng ngại thành tựu của “đồng tham đạo hữu”. Nói cách khác, là đã chướng ngại “hoằng pháp lợi sanh”, cái tội này chính là “năm tội vô gián” trong giới luật. Cho nên Phật Bồ Tát dạy chúng ta tu tùy hỷ, đem ý niệm chuyển đổi, nếu có thể tu tùy hỷ, người khác có thành tựu lớn thế nào, thành tựu của ta cũng lớn giống như họ, công đức tùy hỷ “không thể nghĩ bàn”.
Khi chúng ta nhìn thấy người khác làm việc tốt, có thể sanh tâm hoan hỷ, có thể giúp đỡ họ, thành tựu cho họ, công đức đó của họ chính là công đức của ta, cho nên chúng ta phải hiểu được tu tùy hỷ. Ta không thể làm được, họ có thể làm, ta trợ giúp họ; không trợ giúp được, ta tán thán, ta tùy hỷ, ta thành toàn cho họ, công đức là như nhau. Bởi vì tâm của bạn là tâm thanh tịnh, đây chính là “Pháp hỷ sung mãn” mà chúng ta thường nói.
Nội dung kinh văn từ phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy trong Kinh Vô Lượng Thọ nói về những tập khí - tâm bệnh, chúng ta mỗi ngày đều nên tụng một biến, để phản tỉnh, kiểm điểm xem chính mình có những lỗi lầm này hay không? Nếu như có, liền phải sửa đổi làm mới, đây mới gọi là chân thật tu hành.
Ngày nay chúng ta vẫn nhìn thấy người này không đúng, việc kia cũng không phải, đây là bởi vì chúng ta có phân biệt, chấp trước. Chỉ có người chân thật muốn vãng sanh, mới có thể thật sự buông bỏ được. Tăng đoàn là tăng đoàn thanh tịnh hòa hợp, cho nên ở trong Lục hòa kính (Sáu phép hòa), “Kiến hòa đồng giải” là được xây dựng trên nền tảng này; Không những không được nghe thị phi, ngay cả trong tâm cũng không có cái ý niệm này.
Giữa người với người khi ở chung phải bao dung. Phật vì tăng đoàn mà chế định “Sáu phép hòa kính”, đoàn thể “Sáu phép hòa kính” là thù thắng nhất, cho nên là “Chúng trung tôn”. Trong tất cả đoàn thể của thế gian và xuất thế gian, đoàn thể hòa kính là tối tôn, tối quý, đích thực là được Chư Phật hộ niệm, Long Thiên tán thán, ủng hộ. Đoàn thể càng lớn, hòa kính sẽ càng khó khăn, nguyên nhân căn bản chính là ngã kiến, ngã chấp, đây là căn nguyên của bất hòa, cội gốc của tạo tội.
Tu học Phật pháp, không cần nói đến pháp Đại thừa, mà ở trong pháp Tiểu thừa, thứ nhất là phải phá ngã kiến, phá ngã chấp. Học Phật việc thứ nhất học “vô ngã”, “vô ngã” thì hòa rồi, vấn đề phải giải quyết từ trên căn bản, vô ngã chấp, vô pháp chấp (không chấp ngã, không chấp pháp).
Chúng ta nhất định phải khắc phục sân giận, đố kỵ, chướng ngại của chính mình, những thứ này đều là phiền não vốn sẵn có. Xem thấy người khác tốt, thì trong tâm của mình không vui; nhìn thấy người khác có thành tựu, thì chính mình lại rất khó chịu, liền phải tìm cách phá hoại, chướng ngại người khác. Nào biết được đó chính là thành tựu nhẫn nhục của người khác, thành tựu định huệ cho người khác, chỉ là tăng thêm việc bất như ý cho chính mình mà thôi. Bởi vì thứ bạn tạo ra là tánh tội, cái tội này là do tâm ác mà sinh ra, bản thân chính là tội, cho dù người ta không báo thù, chính mình cũng sẽ nhận lấy báo ứng.
-Cẩn Dịch-Vọng Tây Cư Sỹ-
QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI
Xem videoĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE
Xem videoGiới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1
Xem videoSự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu
Xem videoKC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang
Xem videoKC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang
Xem videoPháp Ngữ Mới Nhất
Thống Kê Truy Cập
- Đang truy cập: 13
- Hôm nay: 86
- Tháng hiện tại: 3917
- Tổng lượt truy cập: 158579
Các bậc tiền bối của Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư?
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-