Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

Luận Tồn Tâm Lập Phẩm:

Tất cả mọi việc của thế gian tùy duyên, chính mình làm tốt mọi việc trong bổn phận, thì chính xác rồi. Ngay như Khổng Lão Phu Tử khi dạy học, cũng là tông chỉ này; làm người có thể dốc hết bổn phận. Bổn phận mà chúng ta tu học, là y theo “Thanh tịnh - Bình đẳng - Chánh giác - Từ bi” ở trên “kinh Vô Lượng Thọ”; thực tiễn ở ngay trong cuộc sống chính là “Nhìn thấu - Buông xả - Tự tại - Tùy duyên”. Đại sư Thiện Đạo nói: “Tất cả từ nơi tâm chân thành mà làm”, vậy thì đúng rồi.

Đại sư Chương Gia dạy tôi: “Người học Phật, cả một đời bất cứ việc gì cũng đều giao cho Phật Bồ tát, thần Hộ pháp an bài”, chính mình không lo nghĩ bất cứ việc gì, cứ như vậy mà làm, tâm liền thanh tịnh, bình đẳng. Thuận cảnh là Phật Bồ tát an bài, nghịch cảnh cũng là Phật Bồ tát an bài, cho nên ở trong thuận cảnh không có tâm hoan hỷ, ở trong nghịch cảnh không sanh phiền não. Tất cả đều là sự an bài tốt nhất của Phật Bồ tát, trải sự luyện tâm để thành tựu đạo nghiệp, làm sao có thể oán trời trách người chứ! 

 

Giữa người và người xung đột ở chỗ nào? Chính là lợi và hại. Chúng ta không có lợi hại với người, vậy thì dễ dàng hòa thuận, chân thực làm được không tranh với người, không cầu ở đời. Trên “kinh Kim Cang” có hai câu nói: “Bất thủ ư tướng, như như bất động” (Ngoài không dính tướng, trong không động tâm), đây mới giống một người tu hành.  

Mọi người ở chung với nhau, nhất định phải có chung một mục tiêu, một phương hướng nỗ lực, đây là khái niệm căn bản; Còn phải đồng tâm hiệp lực, vì Phật Pháp, vì chúng sanh mà nỗ lực. Nhất định phải đem lợi ích cá nhân xả bỏ, bất luận tại gia hay xuất gia đều phải nên buông xả, nếu như không buông xả được, đây chính là chướng ngại rất lớn. Đương nhiên chướng ngại nghiêm trọng nhất, chính là chướng ngại chính mình, chẳng những mình không thể thành tựu, ngay đến vãng sanh, khai ngộ, thậm chí được niệm Phật tam muội đều không thể nắm chắc, cho nên nhất định phải buông xả.  

Tu hành thực tế là một chuyện không dễ dàng, người chân thật muốn tu hành, ở trong đoàn thể, phải học khiêm tốn, học lễ độ, học nhường nhịn. Khổng Lão Phu Tử dạy chúng ta phải giữ lễ, lễ là hạ mình tôn người. Đôi bên phải giảm thiểu va chạm, giảm thiểu xung đột, nơi nơi nhường nhịn, đây mới có thể thành việc lớn, lập đại nghiệp.  

Chúng ta phải luôn luôn giữ tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác từ bi, thường hay lấy đây để kiểm điểm, phản tỉnh chính mình: Tâm chúng ta có phải như vậy không? Tâm này chính là tâm Phật, mới có tư cách học Phật, có tư cách vãng sanh.  

Trong đối nhân xử thế, đối người tiếp vật, người tu hành cần giữ lấy một số nguyên tắc: Nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên, niệm Phật. Có thể giữ được những nguyên tắc căn bản này, thì sẽ không sai. Chân thật có thể giữ được, chúng ta thảy đều giao cho Phật Bồ tát, Thần Hộ Pháp an bài. Đây là điều Đại sư Chương Gia trước đây đã dạy tôi: “Một người chân thật học Phật, chân thật vì hoằng pháp lợi sanh, không cần lo nghĩ tiền đồ, đời sống của chính mình, Chư Phật sẽ hộ niệm, Thần Hộ Pháp sẽ chăm sóc". Không cần nghĩ đến bất cứ thứ gì, một lòng một dạ y theo giáo huấn kinh điển mà làm. Phật pháp là trọng thực hành, có thể làm được thì tương ưng, làm không được thì không tương ưng.   

Điều nhân sanh ở đời khó đạt được nhất là có một mục tiêu và phương hướng sống chính xác. Tức là có được giáo dục đời sống tốt đẹp, cổ Thánh tiên Hiền Trung Quốc chỉ dạy chúng ta làm người tốt, giữ tâm tốt, chính là giáo dục của một đời. Người tu hành tốt, đời sau có thể sinh thiên(sinh lên trời), sáu tầng Trời cõi dục đều là chỗ ở của người tốt.  

 

Người xưa thường nói: “Xử lý việc đã khó, đối đãi với người càng khó hơn”. Con người đều là phàm phu, tâm của phàm phu thay đổi khó lường, ý niệm của phàm phu tùy theo cảnh giới thay đổi, đương nhiên ở chung càng khó khăn, nguyên tắc duy nhất chính là nhường nhịn. Phải mở rộng tâm lượng của chính mình, học có thể dung nhẫn, nhường nhịn, tránh đi tất cả xung đột, va chạm, gìn giữ tinh thần giới luật “sáu phép hòa kính” của đạo tràng. Gìn giữ “sáu phép hòa kính” chính là nhường nhịn; không thể nhường, không thể nhịn, hòa kính liền bị phá hoại, đây chính là “Phá hòa hợp tăng” trong giới luật đã nói. Trong năm tội lớn cũng có tội “Phá hòa hợp tăng”, đây là nghiệp nhân đọa A Tỳ Địa Ngục. Trong năm tội lớn, bốn tội khác không dễ phạm phải, riêng tội này rất dễ phạm, hơn nữa phạm lúc nào cũng không hề hay biết; Chỉ có người một lòng hướng đạo, người có thể nhường nhịn, mới có thể tránh được. 

Đại sư Huệ Năng nói: “Nếu người chân chánh tu hành, không thấy lỗi thế gian”. Chỉ vì việc lớn sanh tử, cho nên có tâm cảnh giác cao đến như vậy! Một lòng một dạ muốn liễu thoát sanh tử, ra khỏi ba cõi, mọi thứ trên thế gian không liên quan gì đến họ. Tất cả thuận cảnh, nghịch cảnh đều tùy thuận, lấy việc liễu sanh tử làm trọng yếu. Người niệm Phật chúng ta lấy việc vãng sanh là quan trọng bậc nhất, Ngoài việc cầu vãng sanh ra, không có bất cứ một việc gì đáng để ở trong tâm.

Người chân thật từ bi, khi thấy đồng tham đạo hữu làm trái quy định, phá giới, làm ác, không những phải bao dung tha thứ, mà còn phải dùng trí huệ, sự khéo léo để cảm hóa họ, đây chính là đại từ đại bi.

Kinh có bốn loại: “Giáo, Lý, Hành, Quả”, “Hành kinh” là yêu cầu chúng ta thực sự làm đến được. Chúng ta thực sự có thể dùng tâm “chân thành, cung kính” để tu học, vì chúng sanh phục vụ, nhất định sẽ được pháp hỷ sung mãn, sẽ được tâm thanh tịnh. Có thể lấy tâm chân thành, cung kính vì tất cả chúng sanh phục vụ, chính là tu học đại thừa.

Phật dạy bảo Bồ tát tu hành, chính là dạy Bồ tát phải nghĩ nhiều vì chúng sanh, phải làm nhiều vì chúng sanh, đây chính là Bồ tát đạo, Bồ tát hành. Nghĩ nhiều vì chúng sanh là Bồ tát đạo, làm nhiều vì chúng sanh là Bồ tát hành, Phàm phu khởi tâm động niệm nơi nơi vì chính mình mà nghĩ, vì chính mình mà làm, cho nên khác biệt của Phật Bồ tát cùng phàm phu ở tại chỗ này.

Chúng ta giúp đỡ người khác, cho dù là cá nhân, đoàn thể, hay đạo tràng, phải ghi nhớ lời giáo huấn của Đại sư Thiện Đạo: “Tất cả từ trong tâm chân thành mà làm”, không thể làm giả. Khác biệt giữa Phật pháp và Thế pháp chính là ở “chân” và “giả”; Phật pháp là chân thật, tâm là chân thật, cho nên tất cả đều là chân thật; Tâm của người thế gian là “hư tình giả ý”, cho nên tất cả đều là “hư vọng”, đây gọi là “Vạn pháp duy tâm, vạn pháp duy thức” (Vạn pháp ở nơi tâm, vạn pháp ở nơi thức). 

 

Chúng ta xem thấy Triệu Duyệt Đạo trong “Liễu Phàm Tứ Huấn”, Ông mỗi ngày đều phản tỉnh, mỗi ngày đều kiểm điểm, tìm ra lỗi lầm của chính mình để sửa đổi, không để tái phạm. 

Người học Phật hiện nay , trên miệng thì đàm huyền thuyết diệu, công phu thực tế trái lại hoàn toàn không có, cho nên thường thường thành tựu của người xuất gia không được như người tại gia.

Người tại gia học Phật, thực tế có một số người thực sự là tất cả đều buông xả, trái lại người xuất gia học Phật, lời trên miệng đều là Phật pháp, đều là đàm huyền thuyết diệu, thế nhưng trong tâm nghĩ tưởng, cho đến hành động tạo tác, đều là nghiệp sáu cõi luân hồi. Nói ra là “phá mê khai ngộ”, mà trên thực tế, việc làm ra hoàn toàn là “mê hoặc điên đảo”. 

Công phu chân thật phải từ nơi kiểm điểm lỗi lầm mà làm, mà cái tiêu chuẩn này, chính là giáo huấn ở trong kinh điển. Cho nên phải đem kinh học thuộc, chính là nhớ lấy tiêu chuẩn, nếu không nhớ được tiêu chuẩn này, không thể phân biệt được phải trái tốt xấu, vẫn cứ là đem cái sai xem như đúng, cái đúng cho là sai, đây chính là “đảo lộn sai lầm”. Cho nên kinh nhất định phải thuộc, phải nghiêm túc tự cứu mình. 

 -Cẩn Dịch - Vọng Tây Cư Sỹ-

1 Bình luậnTịnh Không Pháp Sư Gia Ngôn Lục ( Phần 4 )
Ảnh đại diện
Anh   Chị
- Bình luận ngày 21-07-2022
A di đà phật A di đà phật A di đà phật
Trả lời
Hình đại diện
Anh   Chị‹
Video mới nhất
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video
Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Xem video
KC121- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 1 || Thích Thiện Trang

KC121- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 1 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 22 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 22 || Thích Thiện Trang

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 2
  • Hôm nay: 17
  • Tháng hiện tại: 4560
  • Tổng lượt truy cập: 121256
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com