Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

TỊNH TU TIỆP YẾU BÁO ÂN ĐÀM

Giảng giải: Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ
 

LỄ THỨ BA
 

Nhất tâm quán lễ, tùng thị Tây Phương, khứ thử Thế Giới, quá thập vạn ức Phật Độ, hữu Phật Thế Giới, danh viết Cực Lạc, Pháp Tạng thành Phật, hiệu A Di Đà, danh Vô Lượng Thọ, cập Vô Lượng Quang, Như Lai chánh Đẳng Giác, thập hiệu viên mãn, an ổn Trụ Trì, Cụ Túc trang nghiêm, uy đức quảng đại, thanh tịnh Phật Độ, A Di Đà Phật. 

Nam Mô A Di Đà Phật xưng ba lần, một lạy.

Câu đầu tiên: Nhất tâm quán lễ, tùng thị Tây Phương, khứ thử Thế Giới, quá thập vạn ức Phật Độ. Từ cái chỗ của chúng ta hướng về phía tây, rời khỏi cái Thế Giới này của chúng ta phải vượt qua thập vạn ức Phật Độ.

Một Phật Độ chính là một cái Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, thập vạn ức Phật Độ chính là thập vạn ức cái Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.

Hiện tại sự to lớn của Thế Giới này, các nhà thiên văn học đã biết chút ít rồi, có cái bầu Trời này, có cái Tinh Cầu bên ngoài ở cách xa chúng ta mười mấy tỉ năm ánh sáng. Tốc độ của ánh sáng, một giây đồng hồ là ba trăm ngàn km, vậy nhanh cực rồi, Thế Giới không có một thứ gì đuổi kịp vận tốc ánh sáng cả.

Kính viễn vọng của thiên văn học ngày nay v.v..., những thiết bị gần thời cận đại, có thể biết có Tinh Cầu bên ngoài mười mấy tỉ năm sánh sáng, chúng ta nếu nhìn thấy ánh sáng của nó, là mười mấy tỉ năm nó phóng ra, Tinh Cầu cổ xưa rồi.

Thiên chi đại thì to, cái này vẫn là thiết bị hiện đại, trình độ khoa học hiện nay, tương lai sẽ biết được càng nhiều. Do đó Phật sớm thì đã nói rồi, Thế Giới Cực Lạc cách chúng ta là thập vạn ức Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, Tây Phương ở chỗ đó.

Như vậy tiến thêm một bước mà nói, Phật không phải biến nhất thiết xứ sao?

Sở dĩ nói Phật chính là ở Tây Phương, đây là một loại phương tiện đấy, do đó Đại Sư Thiện Đạo nói chỉ phương lập tướng.

Tại sao chư vị nhất định phải nói Tây Phương vậy?

Đại Sư Thiện Đạo nói, đã có thị hiện thành một phương hướng như vậy, khiến cho tâm mọi người có một nơi mục tiêu chuyên hướng, thì dễ dàng nhiếp cái tâm này, trông giữ chặt cái tâm này, thì tâm có thể dễ dàng tập trung vào vấn đề này.

Chư vị nói họ biết ở Tây Phương, họ muốn chuyên tâm cũng không dễ dàng, chư vị cơ bản không nói Tây Phương, chỉ là nói ở đâu cũng có, họ càng không cách gì chuyên nhất rồi. Cho nên kiểu chỉ phương lập tướng này là một loại phương tiện rất thù thắng, độ chúng sanh. 

Thập vạn ức Phật Độ có một Thế Giới Phật, danh viết Cực Lac, ở đó có một Thế Giới tên gọi là Cực Lạc Thế Giới. Pháp Tạng Ngài, vị Tỳ Kheo này đã thành Phật rồi, Danh Hiệu gọi là A Di Đà Phật, cũng gọi Vô Lượng Thọ Phật, cũng gọi Vô Lượng Quang Phật.

Như Lai, đó là mười hiệu của Phật, Như Lai, Ứng Cúng, chánh Đẳng Giác, đây đều là thập hiệu của Phật, ở đây nêu ra ba cái tiêu biểu cho thập hiệu thôi, mười hiệu này đều viên mãn rồi. An ổn Trụ Trì, ở đó rất an ổn mà Trụ Trì.

Thế thì Kinh Vô Lượng Thọ ở chỗ này nói rất hay, rất viên dung, Như Lai giả, hỏi rằng:  Phật cuối cùng thành Phật hay chưa?

Thành Phật bao lâu?

Phật Thích Ca Mâu Ni trả lời: Như Lai vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, Phật từ chỗ nào đến, đi về chỗ nào vậy?

Cho nên cũng không có sanh, cũng không có diệt. Duy để thực hiện độ sanh, bởi vì phải thực hiện bổn nguyện của bản thân, phải đến hóa độ chúng sanh, vì thế thị hiện ở Tây Phương. Vì để đáp ứng cái nguyện vọng độ sanh này của bản thân, do đó đã thị hiện một Thế Giới Cực Lạc như vậy ở Tây Phương. Pháp Tạng Tỳ Kheo thành Phật đến nay, thời gian này là thập kiếp rồi.

Phật A Di Đà kim hiện tại Thuyết Pháp, Phật A Di Đà là Phật hiện tại, đang nói pháp, Thế Giới Cực Lạc hiện tại đang nói pháp, chỗ chúng ta đây đang nói Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm, Phật A Di Đà cũng đang nói pháp trong giảng đường của Thế Giới Cực Lạc, kim hiện tại Thuyết Pháp. Đây chính là danh Thế Giới Cực Lạc và thành Phật mười kiếp.

Thành Phật mười kiếp, việc này ở trong Tịnh Tu Tiệp Yếu của chúng ta tuy không nói nhiều, ở trong Kinh A Di Đà có. Kim hiện tại Thuyết Pháp, thập hiệu viên mãn. 

Cực Lạc Quốc Độ là Cụ Túc trang nghiêm, tất cả việc trang nghiêm, hoàn toàn đầy đủ. Uy đức quảng đại, cái đức này, công đức lớn, uy đức là bày tỏ có năng lực, những điều này có thể phá trừ nào là loại vô minh này, nào là tối tăm của chúng sanh, cho nên cứu độ đấy, tiêu trừ nghiệp lực của chúng sanh.

Có uy có đức, vô cùng to lớn, không thể cùng tận. Một Quốc Độ thanh tịnh, hai chữ thanh tịnh này là vô cùng quan trọng. Phật là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, cũng gọi Vô Lượng Thanh Tịnh, đều là danh hiệu của Phật. Kinh Vô Lượng Thọ là Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, cũng là danh hiệu của A Di Đà Phật.

Tâm vô lượng thanh tịnh, cho nên thanh tịnh tâm là khó có vô cùng. Trong tâm không suy nghĩ gì, rất sạch sẽ, rất thuần, tất cả buông bỏ, vậy thì dần dần có thể tương ưng với Phật rồi.

Phật A Di Đà, chỗ này đã chỉ ra Thế Giới Cực Lạc Phật A Di Đà đã thành Phật rồi, sống Thế Giới Cực Lạc, vì để thực hiện nguyện độ sanh, thì hiện ở Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

Ở bên dưới đã nói ra Pháp Thân, nói như vậy, vì để mãn nguyện, có Thế Giới Cực Lạc, có Phật A Di Đà. Bản thể của Phật A Di Đà, chân thật chi tế của chúng ta, hiện tại vẫn phải khai hiển, cho nên điều này đã nói Pháp Thân rồi, Pháp Thân đã mở bày ra rồi. 

Bình luận Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm (Lễ Thứ 3)
Ảnh đại diện
Anh   Chị
Video mới nhất
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video
Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Xem video
KC121- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 1 || Thích Thiện Trang

KC121- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 1 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 22 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 22 || Thích Thiện Trang

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 3
  • Hôm nay: 248
  • Tháng hiện tại: 4791
  • Tổng lượt truy cập: 121487
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com