Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

TỊNH TU TIỆP YẾU BÁO ÂN ĐÀM

Giảng giải: Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ
 

LỄ THỨ BỐN
 

Nhất tâm quán lễ, thanh tịnh Pháp Thân, biến nhất thiết xứ, vô sanh vô diệt, vô khứ vô lai, phi thị ngữ ngôn phân biệt chi sở năng tri, đản dĩ thù nguyện độ sanh, hiện tại Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, thường quang Tịnh Độ, tiếp dẫn Pháp Giới chúng sanh, ly Ta Bà khổ, đắc cứu cánh lạc, đại từ đại bi.

 A Di Đà Phật nhất tâm quán lễ, thanh tịnh Pháp Thân, Pháp Thân là thanh tịnh nhất, ly tất cả tướng, Pháp Thân Phật. Phật là có ba thân, Phật là có Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân. Thân hiện đang Thuyết Pháp ở Tây Phương, đó là báo thân, mà gốc của báo thân là Pháp Thân, Pháp Thân là biến nhất thiết xứ.

Vừa rồi không phải nói biến nhất thiết xứ sao?

Ý của câu này nói là Pháp Thân. Pháp Thân, không có một nơi nào không phải là chỗ của Pháp Thân Phật. Ngày nay nơi này, chúng ta khắp nơi là Pháp Thân của Phật A Di Đà đấy. Không chỉ là khắp nơi đều thế, trong thân thể của chư vị, trong thân thể của tôi, đều là Phật A Di Đà.

Nếu như bên trong không phải, thế thì Pháp Thân của Phật A Di Đà không phải đã thiếu một miếng sao?

Không thể nói biến nhất thiết xứ à?

Do đó biến nhất thiết xứ, bất kể là có đồ vật, không có đồ vật, đều là Pháp Thân sở tại. Không những Pháp Thân là như vậy, ngay cả sóng điện vô tuyến cũng là như vậy, tường vách cũng không ngăn được. Ti vi, bất luận chư vị đang dùng vật gì chụp nó lại, vừa mở thì đối ứng ngay, những tranh ảnh bèn xuất hiện.

Nó có cái sóng ở đó mà, nó không phải tất cả đều xuyên qua sao?

Chỗ của chư vị có một vật to lớn, nó ở trong thân thể của vật đó, sóng điện đó đều thông qua, đều ở trong đó, cho nên biến nhất thiết xứ đấy. 

Pháp Thân vốn là vô sanh vô diệt, vô khứ vô lai. Cho nên bát bất, bất khứ bất lai, bất sanh bất diệt, bất nhất bất dị, bất đoạn bất thường. Chúng ta ở đây hai loại đã thay cho bốn loại, thực tế là bát nha, mỗi loại là hai. Vô sanh diệt là một đôi, khứ lai là một đôi.

Pháp Thân không có gì là sanh, không có gì là diệt, bởi vì chứng được vô sanh pháp nhẫn, không còn sanh, không động niệm nữa, vậy vô sanh rồi.

Vô sanh còn có gì là diệt?

Nó tất nhiên biến nhất thiết xứ, đều là Pháp Thân, Pháp Thân từ chỗ nào đến chỗ nào chứ?

Đều là tự gia nhà chính mình. Tôi sẽ nói Hoàng Niệm Tổ từ mũi đến miệng, không được nha. Mũi là mũi của Hoàng Niệm Tổ, miệng cũng là miệng của Hoàng Niệm Tổ, không thế nói Hoàng Niệm Tổ từ mũi đến miệng.

Không có khứ, không có lai, còn có bất nhất bất dị, không có một cũng không có hai, cũng không có đoạn, cũng không có thường, thì gọi là bát bất. Bốn đôi này xem như là đại diện thì rất thấu triệt. Pháp Thân này là vô sanh vô diệt, vô khứ vô lai. 

Phi thị ngữ ngôn phân biệt chi sở năng tri, không phải chúng ta dùng ngôn ngữ con người, chúng ta cái tâm phân biệt này, kiến giải phân biệt, không phải chư vị có thể liễu tri, có thể tỏ tường. Do đó Pháp Thân và câu nói này, đã chỉ ra cái giới hạn của ngôn ngữ tư tưởng phàm phu rồi, vì thế gọi là bất khả tư nghị.

Mọi người đều có được khẩu đầu thiền bất khả tư nghị, bất khả tư nghị. Bất khả tư là chư vị không thể suy nghĩ, bất khả nghị, nghị là nghị luận, chư vị không thể nói, không phải hạ mệnh lệnh cấm chỉ, mà là nói, chư vị nói không ra, chư vị nghĩ không tới, không phải tư tưởng của chư vị, ngôn ngữ của chư vị có thể biểu đạt được. Giảng tụng chi đồ, lời người xưa dùng để phê bình đấy.

Chính là nói chư vị những người này không tiến bộ, chỉ là biết niệm niệm, biết nói nói. Nên chư vị thật có thể khai hóa hiển thị chân thật chi tế, đó mới thật sự Sa Môn nha. Cho nên giảng tụng chi đồ là từ nghĩa xấu đấy. Ngôn ngữ phân biệt, không phải là điều mà ngôn ngữ này có thể biểu đạt. 

vị nói không ra, chư vị nghĩ không tới, không phải tư tưởng của chư vị, ngôn ngữ của chư vị có thể biểu đạt được. Giảng tụng chi đồ, lời người xưa dùng để phê bình đấy. Chính là nói chư vị những người này không tiến bộ, chỉ là biết niệm niệm, biết nói nói.

Nên chư vị thật có thể khai hóa hiển thị chân thật chi tế, đó mới thật sự Sa Môn nha. Cho nên giảng tụng chi đồ là từ nghĩa xấu đấy. Ngôn ngữ phân biệt, không phải là điều mà ngôn ngữ này có thể biểu đạt. 

Nếu như vậy, thế thì chúng sanh làm thế nào để thù nguyện hoàn thành nguyện chứ?

Nhưng nếu thù nguyện độ sanh, thì hiện tại, thị hiện ngay, làm một kiểu thị hiện. Do đó thị giáo này, chữ thị của thị hiện và thị giáo là giống nhau, thiết bị của thị giáo làm sao hiển thị cho hiểu mà, biểu thị nha. Là thị hiện Thường Tịch Quang Độ của Thế Giới Cực Lạc ở Tây Phương.

Pháp Thân ở đâu?

Không phải ở Thật Báo Trang Nghiêm Độ, là ở Thường Tịch Quang Độ của Thế Giới Cực Lạc. Vì thế Phật hữu tam thân, độ hữu Tứ Độ. Tam Thân là Pháp Thân Phật, báo thân Phật, hóa thân Phật.

Giống như Thích Ca Mâu Ni thị hiện ở quốc độ này của chúng ta, Phật như vậy là hóa thân Phật, ứng hóa thân Phật. Báo thân Phật, chúng sanh chúng ta thì nhìn không thấy đâu, cao sáu mươi vạn ức na do tha hằng hà sa cái bốn mươi dặm như vậy.

Một cái do tuần là bốn mươi dặm, cao là sáu mươi vạn ức na do tha hằng hà sa, sa tử cát, nhiều như thế lại nhân với bốn mươi dặm, ngay cả một sợi lông tơ chúng ta cũng nhìn không đến một nửa.

Tầm nhìn của chúng ta có thể đạt đến đâu, chư vị có thể nhìn bao xa vậy?

Báo thân nhìn không thấy, vì thế con người chúng ta có thể thấy là ứng hóa thân.

Tứ Độ: Thường Tịch Quang Độ, Thật Báo Trang Nghiêm Độ, Phương Tiện Hữu Dư Độ, Phàm Thánh Đồng Cư Độ. Thông thường chúng ta có thể Vãng Sanh cũng đều là Vãng Sanh đến Phàm Thánh Đồng Cư Độ, thì rất khá rồi. Thế Pháp Thân Phật thì sao, là ở Thường Tịch Quang Độ.

Thường Tịch Quang, chư vị nhìn thấy hay không, thường, rất tịch tịnh mà phóng quang, nó là tịch mà thường chiếu, chiếu mà hằng tịch, do đó thật sự là cảnh giới rất thù thắng nha.

Ở trong tịch, tất cả bất động, mà có thể chiếu, ở trong chiếu, đã đang chiếu, dường như sắp có làm gì, nhưng vẫn cứ là bất động đấy. 

Pháp Thân Phật đang ở Thường Tịch Quang Độ của Thế Giới Cực Lạc, tiếp dẫn trọn cả Pháp Giới. Tiếp dẫn cái Pháp Giới này đã bao gồm tất cả rồi, hết thảy tận thái hư, không gian đủ loại. Ngày nay không vẻn vẹn là không gian một chiều, không gian hai chiều, không gian ba chiều, chúng ta ngày nay là không gian ba chiều, có thể dùng tọa độ để chỉ độ dài, rộng và sâu.

Không chỉ ngày nay là đã có một chiều, hai chiều, đã có ba chiều, thì có bốn chiều, năm chiều, sáu chiều. Einstein đã chứng thực chiều thứ tư chính là thời gian rồi.

Bây giờ có thể đã làm rõ một số thời gian và không gian rồi, ngày nay có rất nhiều khái niệm mới, không gian và thời gian đều không phải là hằng số. Một câu nói hay nhất của thuyết tương đối, giúp đỡ chúng ta rất nhiều, có thể lấy ra sử dụng, chính là vật chất, không gian, thời gian đều là nhận thức sai lầm của nhân loại.

Vì thế ngày nay rất nhiều người vẫn cứ nói, rành rành chư vị cái này là thực tại mà, tại sao nói nó là không chứ?

Chư vị nói nó là thực tại, thì tôi nói chư vị biết, Einstein đã nói với chư vị, đây chính là nhận thức sai lầm của con người. Chư vị vẫn là loài người, chư vị có cái nhận thức sai lầm này, thì chư vị cứ cho rằng nó là thực tại, nhưng mà chư vị đã nhầm rồi.

Điều ông ấy thừa nhận chỉ không gian duy nhất có trường, không phải có vật chất, chỉ là nơi này trường cường cao cường độ của trường tương đối cao, chút ít không giống với nơi khác.

Không gian bốn chiều, không gian năm chiều... những không gian này, ngày nay nghe nói Khoa Học đã chứng thực được không gian mười một chiều.

Do đó việc không gian bốn chiều, chư vị không gian ba chiều chư vị không thể biết được, chư vị chỉ có thể suy đoán, chư vị không thể hiểu, chính là nói, đầu óc của con người là có tính giới hạn rất lớn.

Tiếp dẫn Pháp Giới chúng sanh, điều này không chỉ là không gian ba chiều, mà là tất cả không gian, các loại không gian, tất cả loại hữu tình đều được tiếp dẫn, đều giúp họ xa rời một kiểu khổ giống Thế Giới Ta Bà, mà có thể được niềm vui cứu cánh, chân thật, triệt để, vĩnh hằng, không có biến dịch này, cứu cánh an lạc, pháp lạc, không có niềm vui của khổ. 

Có rất nhiều lạc, lúc nhỏ tôi nhìn thấy người ta ăn chơi hết mình, thì tôi cảm thấy rất đáng buồn, tôi cho rằng không phải vui sướng, người này rất đáng thương hại. Họ đang chơi oẳn tù tì ở đó đấy, hoặc là khiêu vũ vân vân, tôi ở bên cạnh nhìn thấy rất đáng thương hại.

Lúc đó bản thân họ rất vui mừng, còn cho rằng trò này của họ vui. Thế nhưng sau đó có một ngày trò này của họ cũng không còn nữa, tiền đã tiêu hết sạch, hoặc là họ đã phạm tội, họ không thể hưởng thụ tiếp nữa, tình cảnh một khi xấu thì họ sống chật vật, những ngày tốt đẹp không trở lại nữa, đó là hoại khổ.

Cho nên chư vị là khổ, sanh bịnh mọc nhọt, người ta đánh chư vị v.v..., loại khổ này là khổ khổ, chư vị ở đây ăn chơi hết mình, vui mừng, chư vị lúc này gọi là hoại khổ, cái hoàn cảnh này một ngày không còn nữa, thì chư vị khổ rồi, nó vẫn là nguyên nhân của khổ.

Do đó Thế Giới Ta Bà kiểu gì cũng là khổ cả, rời khỏi cái khổ này, được niềm vui cứu cánh, được niềm vui triệt để, được Phật Thừa pháp lạc.

Cái lạc này quả thực là tất cả vật thế gian không thể đánh đồng được, chư vị lý giải không được, chư vị tưởng không nổi, chư vị suy đoán không ra.

Chỉ có dụng công thật sự, chư vị mới có thể lãnh hội thôi, vì thể đạt được pháp lạc, như dõng dược hoan hỷ nhảy nhót vui vẻ. 

Thế nhưng có người có thể chạm được một chút, chạm được một chút thì chư vị được cái thể hội này đấy:

Tôi thấy nhất thiết giai thành Phật đó của chư vị, thì chư vị đã chạm được một chút, đây chính là pháp lạc rồi.

Thường xuyên có cái xúc động này, thì chư vị có thể loại bỏ một số vật, loại bỏ một số chướng ngại, bởi vì mọi người đều là có phần. Nhưng chư vị không tiến lên trước, thì dừng lại ở trước mắt, mỗi người có thể hưởng thụ được, nhưng mà hiện tại của chư vị, đã không liên quan với tạm thời, trước mắt của chư vị rồi.

Do đó đắc cứu cánh lạc, tôi cũng không chỉ là nói đến Thế Giới Cực Lạc thật được niềm vui rốt ráo, thì ngay trước mắt, chúng ta cũng có thể đạt được pháp lạc ở trong pháp.

Loại lạc này, chúng ta cũng có thể hồi ức một chút, so sánh một chút, ít nhất cái không khí này ở chỗ đó, nó không cùng loại hình với tất cả đây của thế gian, không thể so sánh. 

Vì vậy Đại Từ Đại Bi, A Di Đà Phật, tất cả đây đều là bởi vì Phật A Di Đà chứng được Pháp Thân đấy, thành Pháp Thân rồi thì việc nào cũng thù nguyện độ sanh, để xây dựng Thế Giới Cực Lạc, vậy là có báo thân Phật, Thật Báo Trang Nghiêm độ là Báo Thân Phật, lại ứng hiện ra hóa thân, còn có cõi nước phương khác, đến tiếp dẫn nhất thiết chúng sanh đấy, đây là đại ân Đại Đức đấy.

***

Bình luận Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm (Lễ Thứ 4)
Ảnh đại diện
Anh   Chị
Video mới nhất
QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

Xem video
ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

Xem video
Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Xem video
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 2
  • Hôm nay: 44
  • Tháng hiện tại: 1031
  • Tổng lượt truy cập: 166762
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com