Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

TỊNH TU TIỆP YẾU BÁO ÂN ĐÀM

Giảng giải: Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ
 

LỄ THỨ NHẤT
 

Nhất tâm quán lễ, Ta Bà giáo chủ, cửu giới Đạo Sư, Như Lai Thế Tôn, ư ngũ trược thế, Bát Tướng Thành Đạo, hưng đại bi, mẫn Hữu Tình, diễn từ biện, thọ pháp nhãn, đỗ ác thú, khai thiện môn, tuyên thuyết dị hành nan tín chi pháp, đương lai nhất thiết hàm linh, giai y thử pháp nhi đắc độ thoát, đại ân đại đức, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. 

Lạy đầu tiên, lạy đầu tiên chính là giới thiệu Đạo Sư Thế Giới này của chúng ta. Do vì tất cả đều là phải Tôn Sư Trọng Đạo mà, chư vị nếu như trọng đạo thì tất nhiên phải tôn sư.

Vì thế chúng ta đối với sư, việc này đã là việc bình thường, đặc biệt là Phật Pháp như vậy, việc này không phải Thích Ca Mâu Ni Như Lai, ai cũng không thể nói chúng ta biết một vấn đề chân thật, quan trọng như vậy, hơn nữa có được phương pháp giải quyết vấn đề nữa. Không những là Đạo Sư, còn là Ân Sư của chúng ta, cái ân này hơn cả Cha Mẹ đấy.

Cha Mẹ sanh ra nhục thân này của chúng ta, là Phật đã sanh ra tuệ mạng chúng ta, đã cho chúng ta tuệ mạng đấy. Do đó chúng ta nếu lễ lạy, lạy đầu tiên là lạy Bổn Sư nha, Phật Thích Ca Mâu Ni là Bổn Sư của chúng ta. Phần sau lúc dập đầu, là Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Thích Ca Mâu Ni là Danh Hiệu của Phật, Phật là thông hiệu, đều xưng là Phật, A Di Đà Phật là Phật, Dược Sư Phật là Phật, Phật là thông hiệu. Thế nhưng Thích Ca Mâu Ni bốn chữ này là biệt hiệu, là đơn chỉ duy nhất Phật Thích Ca Mâu Ni này có, gọi là biệt hiệu. Cho nên một lạy này chính là lạy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. 

Vả lại chúng ta trong khi đang lễ, đang tán thán, tán thán điều gì?

Điều chúng ta tán thán là Phật đã nói chúng ta biết Pháp Môn Tịnh Độ đấy.

Thế thì, điểm này mọi người sẽ hoài nghi hay không vậy, Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng tám muôn bốn ngàn Pháp Môn, đủ loại công đức, tại sao chỉ nêu một pháp này chứ?

Có phải bởi vì chư vị là lập trường Tịnh Độ Tông, cho nên chỉ bàn Tịnh Độ hay không vậy?

Ở chỗ này chúng ta có thể tiến thêm một bước thể hội. Đại Sư Thiện Đạo nói, Đại Sư Thiện Đạo là Đại Đức thời Nhà Đường, lúc Ngài ở Trường An, Ngài giáo hóa làm cho người của Trường An hầu như ai ai cũng Niệm Phật.

Tất cả tiền mà người ta cúng Ngài thì Ngài đều đem đi chép Kinh hết, ngày nay khai quật ở Đôn Hoàng, vẫn còn rất nhiều, chính là tiền người ta cúng dường cho Ngài, Ngài mời người ta viết Kinh, cũng có Kinh do chính Ngài chép.

Ngài rất trang nghiêm, nhìn thấy phụ nữ cười không hé răng, cười thì không để lộ răng. Do đó Giới Luật này, hết thảy giới, mọi người đều là vô cùng cung kính Ngài. Người Nhật đối với Ngài cực kỳ cung kính, cũng hết sức mến phục.

Hơn nữa bởi vì truyền thuyết, nói Ngài là Di Đà hóa thân mà. Đại Sư Liên Trì nói, mọi người tôn xưng Thiện Đạo là Di Đà hóa thân, dẫu rằng không phải, cũng là nhân vật tương đương như Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền. Cho nên Đại Sư Thiện Đạo, tôi có một tác phẩm chính là Y Chỉ Thiện Đạo Đại Sư, Xưng Niệm A Di Đà Phật, đây là một vị Đại Đức.

Người Trung Quốc không cung kính, bởi vì người Trung Quốc đã hiểu nhầm lịch sử, cho rằng Ngài là tự sát. Thực ra ghi chép sai rồi, lúc bấy giờ có người hỏi chuyện Ngài, Ngài đang ở đó leo lên cây, nhảy xuống ngã chết. Đại Sư Thiện Đạo chẳng hề có sự việc này.

Cho nên Đài Loan có vị Sám Vân, biết người này không, Pháp Sư Sám Vân, hai ngày trước không phải đã ngồi ở chỗ chư vị sao?

Niệm Công nói đến chỗ này, cười tươi. Tôi hỏi Pháp Sư ấy việc này, Pháp Sư ấy không biết.

Pháp Sư nói: Tôi cũng không biết. Không phải Đại Sư Thiện Đạo tự sát chết, Pháp Sư ấy còn cho rằng Đại Sư Thiện Đạo là tự sát mà chết. Tôi đem quyển Thiện Đạo Đại Sư Tân Truyện đó cho Pháp Sư, Pháp Sư ấy nói Ngài đem đi tuyên truyền. Cho nên những việc này nha. Đại Sư Thiện Đạo này, chúng ta cung kính Đại Sư Thiện Đạo.

Đại Sư Thiện Đạo nói thế nào?

Ngài nói Như Lai sở dĩ hưng xuất thế, Như Lai sở dĩ xuất hiện ở thế gian, điều duy nhất Phật muốn nói là gì?

Chính là Công Đức hải đại nguyện này, bốn mươi tám nguyện của Phật A Di Đà đấy. Do đó, tất cả Phật các Ngài xuất hiện đến nhân gian, xuất hiện đến thế gian để cứu độ chúng sanh, điều duy nhất mà các Ngài muốn nói chính là Pháp Môn Tịnh Độ, Pháp Môn Niệm Phật đấy. Vì thế chúng ta điểm này phải xem trọng một cách đầy đủ về Tịnh Độ Tông. 

Tôi muốn nói, bất kể chư vị tu Pháp Môn nào, chư vị nếu rời xa việc cầu sanh Tịnh Độ, chư vị nếu muốn trong đời phải giải thoát sanh tử, muốn vượt khỏi sáu đường luân hồi, thì tôi có thể nói là không thể được đấy. 

Vì thế từ điểm này mà nói, Pháp Môn Tịnh Độ là đại ân Đại Đức.

Chư Phật ở Mười Phương đều tán thán Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni chúng ta, tán thán Phật cái gì vậy?

Tán thán Phật có thể ở một Thế Giới như vầy nói pháp như vậy. Cho nên Thầy Hạ Hạ Liên Cư làm như vậy thì không phải phiến diện, là cùng lập trường quan điểm với Đại Sư Thiện Đạo đấy. Không những cùng lập trường quan điểm với Đại Sư Thiện Đạo, cũng cùng lập trường quan điểm với Chư Phật Mười Phương.

Chư Phật Mười Phương đã tán thán điểm này của Phật Thích Ca Mâu Ni, không có xưng tán điểm khác của Phật, điểm này có trong Kinh A Di Đà. Do đó chúng ta đây cũng là như thế, trước hết phải rõ được tinh thần này.

Cho nên chúng ta ở đây phải biết có mấy trọng điểm: Trọng điểm đầu tiên, chúng ta nhất thiết phải tôn sư, chúng ta phải y giáo phụng hành, một gợi ý cho chúng ta, thứ hai là nói, bổn nguyện hải của A Di Đà này, đây là nguyện mà mười phương Như Lai đồng hành, Phật A Di Đà làm được điểm này, cũng là Mười Phương Như Lai đồng tán, cùng nhau tán thán. 

Câu đầu tiên là nhất tâm quán lễ, mỗi một lạy đều có nhất tâm quán lễ. Nhất tâm, lời nói được ý rất sâu, nhất tâm chính là ly ngôn mà nói. Chúng ta đều là trong nhị tâm, chúng ta đều là có mâu thuẫn, có đối đãi.

Cho nên Trần chân như 1889 đến 1965, tục danh: Trần Minh Xu, pháp danh chân như lên lớp Phật Pháp Luận cho chủ tịch Mao nói ông đã nói ra một cái tuyệt đối, đã là tương đối rồi.

Bản thân của tuyệt đối chính là một cái đối lập của cái tương đối đó, cho nên ngôn ngữ là không được. Nhất tâm chính là bất nhị, chính là không có đối đãi đấy. Do đó Phật Giáo thường thường nói tuyệt đãi, cái đãi này không phải cái đại của tuyệt đại giai nhân kia, là đãi của đẳng đãi đợi chờ, của đối đãi, không còn đối đãi rồi.

Vì thế tất cả pháp thế gian chúng ta, tốt và xấu là đối đãi, tà và chánh là đối đãi, Phật và chúng sanh là đối đãi, anh và tôi là đối đãi, nam và nữ là đối đãi, đều là pháp của đối đãi, đều là hai.

Do vậy Kinh Duy Ma Cật chính là bất Nhị Pháp Môn. Vốn là bất nhị mà. Có nhị là bởi vì chúng sanh hồ đồ rồi, vọng động rồi, thì biến thành vô minh rồi, sau khi vô minh mới xuất hiện cái nhị này. 

Do đó chúng ta cung kính nhất, thanh tịnh nhất chính là khôi phục đến bổn lai, là bất nhị, chính là nhất tâm đấy, cao nhất là như vậy.

Ngày nay chúng ta bắt đầu như thế nào đây?

Chư vị tu ở đây, những việc khác trong tâm chư vị đều buông bỏ, cái tâm của chư vị là toàn tâm toàn ý, nhất tâm nhất ý đọc câu văn này, làm quán tưởng ở đây, lạy ở đây, đây chính là nhất tâm đấy. Vừa bắt đầu thì dùng nhất tâm. Lúc này đừng nghĩ đến việc khác nữa, còn muốn nghĩ hôm nay giáo án này của tôi phải sửa như thế nào, lúc này chư vị phải buông bỏ.

Nghĩ đến giáo án không phải việc xấu, lúc này chư vị đừng nghĩ nữa. Nghĩ việc xấu thì càng không được rồi, tất cả buông bỏ, lúc này thì phải ở đây chuyên tâm nhất ý, làm như vậy cũng đã được rồi, bắt tay từ chỗ này. Lễ chính là lễ bái, bởi vì ba mươi hai lạy, Ngài dùng lễ bái làm trung tâm lạy Phật.

Thế nhưng cái lễ lạy này đối với phần tử tri thức chúng ta rất hữu dụng, bởi vì ngày nay nước ngoài cũng có rất nhiều vận động, ở trong nước rất nhiều người không có vận động gì. Chư vị cái lạy này, hơn nữa không phải quá sức mà, ngay cả người sức khỏe không tốt, ngay cả người bệnh đều có thể làm được, có thể lạy chậm một chút.

Lạy Phật là vận động tốt nhất, không chỉ đệ tử Phật lạy Phật, Lê Nin ở trong nhà tù ông ấy cũng lễ lạy, ông ấy quả là vận động, ông ấy nói đối với sức khỏe có lợi, vì vậy chúng ta phải dập đầu nha. Hơn nữa chúng ta cái dập đầu này phải tùy theo tâm của chính mình, cung cung kính kính.

Cho nên chí tâm nhất lễ, tội diệt hằng sa, chư vị dùng tâm cung kính như thế dập đầu một cái, có thể tiêu diệt hằng hà sa tội nhiều như vậy. Từ việc được phước mà nói, chư vị nghiêm túc dập đầu một cái, từ một trần sa dưới chân của chư vị, chư vị có một hạt, tương lai đều ngôi vị chuyển luân vương đấy.

Cho nên tất cả đây đều là nhân tiểu quả đại, một cái nhân rất nhỏ, quả này lớn cực kỳ. Làm Công Đức là như vậy, làm việc ác cũng là như vậy. Chúng ta đều phải biết vấn đề này.

Có người nói tôi đây không phải việc xấu nha. Thế nhưng nhân tiểu quả đại thôi. Ngay cả nói thiện cũng là như vậy, ác cũng là như vậy. 

Quán, cao cấp chính là Quán Chiếu, thông thường phàm phu làm không được, thấp hơn một cấp chính là quán tưởng, thấp hơn một chút, quán tưởng nếu vẫn là làm không được, thì bắt đầu từ chữ tưởng trước. Việc này, tưởng trong tâm tôi là gì, hiện tại tưởng là cái nội dung này.

Chúng ta trong cái tưởng này, theo văn tự rất nhỏ này, rất chuyên tâm, không có việc khác rồi, cũng gọi tùy văn nhập quán, theo cái văn này đi vào trong quán rồi.

Câu này là gì?

Tâm tôi đã ở trên chữ này, lại một câu là gì?

Trong tâm cuối cùng không rời khỏi chữ này. Lâu ngày, cái gọi là quán của quán tưởng, chính là nói đến quán bên trong rồi. Thật sự đã đến quán chiếu, quán chiếu cái quán này thì đã cao hơn quán của quán tưởng.

Tiếp đến chữ chiếu, thế thì đã tài lắm rồi. Chữ chiếu, chiếu này chính là rời khỏi tâm, đó chính là chiếu kiến Ngũ Uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Giống như tấm gương vậy, sáng tỏ phân minh, không lưu dấu vết, bất kể là ai, rõ rõ ràng ràng.

Nam đến, thì nam sẽ hiện ra, nữ đến, thì nữ hiện ra, chư vị có một bớt đen, có một sợi lông tơ, nó đều rõ rõ ràng ràng, không sai một li, nó cũng không có yêu ghét, cũng không có lấy bỏ, sau khi ai đó đi rồi, nó không lưu lại một dấu vết gì, đây chính là chiếu, làm cái ví dụ cái gì là chiếu. Do đó có thể dùng đến chiếu, đó là độ nhất thiết khổ ách rồi.

Chúng ta cũng đọc Tâm Kinh, sau khi đọc xong chúng ta phiền não cũng y như cũ, không độ chút nào, có phải vậy không chứ?

Bởi vì chư vị đang tưởng mà, tưởng không có tác dụng lớn như thế. Nhưng lâu ngày, lâu dần, chư vị cũng có thể giảm nhẹ một ít. Đến khi có một ngày có thể dùng chiếu, chư vị có thể chiếu, chư vị cũng chính là Bồ Tát rồi. Bồ Tát có bao nhiêu đẳng cấp vậy, đại Bồ Tát, tiểu Bồ Tát.

Cho nên nhất tâm quán lễ chính là kiểu như vậy, điều này có thể nói, có thể bắt đầu từ sơ cơ, Đại Bồ Tát cũng có thể tu như vậy. Cho nên nhất tâm quán lễ bốn chữ này, mức độ thích ứng rất rộng. 

Chúng ta quán ai, lễ ai?

Lễ bái ai chứ?

Là giáo chủ Ta Bà Thế Giới của chúng ta. Cái Thế Giới này của chúng ta gọi là Ta Bà Thế Giới, Ta Bà hàm ý của hai chữ này gọi là kham nhẫn. Kham là bộ thổ đá lên, một chữ thậm. Ta vẫn có thể, ta còn kham được thế này.

Kham nhẫn chính là còn có thể chịu đựng, chính là nói Thế Giới này của chúng ta tuy rằng đủ loại khổ, mọi người vẫn có thể sống, còn có người sống được rất vui vẻ. Đợi đến khi bịnh đến rồi, rất khổ nha, kêu nha, nào kêu Trời, nào kêu đất, đợi đến sau khi bệnh khỏi rồi, khỏe rồi, vừa nhảy múa vừa vui mừng rồi, uống rượu rồi.

Họ có thể kham nhẫn, còn có thể chịu đựng. Khổ là rất khổ, đều khổ, không gì không khổ, thế nhưng còn có thể chịu đựng, chính là đặc trưng của Thế Giới này. Thế Giới này nó có thiện có ác, cho nên con người đã ở trong đó nha, một nửa thiện một nửa ác nha.

Mỗi một người đã mang theo một số thiện, mang theo một số ác, là một Thế Giới như vậy. Thế Giới này, Ta Bà Thế Giới chính là Thế Giới của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Thế Giới này rất lớn, mọi người đừng cho rằng chỉ là một quả Địa Cầu, mà là có một hệ thống Địa Cầu nhỏ như vậy, một tổ chức cơ sở nhỏ nhất, thì có bốn Tinh Cầu giống như Địa Cầu vậy, cho nên là bốn đại bộ châu, nó còn có trung tâm của nó. Hiện tại vẫn rất khó có thể hoàn toàn kết hợp với thiên thể đó chung với nhau, dù sao ít nhất ít nhất là một thái dương hệ.

Đây là một tiểu Thế Giới nha, một ngàn tiểu Thế Giới gọi là tiểu thiên Thế Giới, một ngàn tiểu thiên Thế Giới gọi trung thiên Thế Giới, một ngàn trung Thế Giới gọi là Đại Thiên Thế Giới, cho nên gọi là Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.

Bởi vì ngàn phải nhân ba lần, tự nhân ba lần: Một ngàn cái tiểu thiên tự nhân một lần, cho nên ba lần đều phải gấp ngàn lần, thì gọi Tam Thiên Đại Thiên, không phải ba ngàn cái Đại Thiên.

Đến Đại Thiên Thế Giới, đó chính là chỉ một ngàn cái Trung Thiên Thế Giới, một cái Trung Thiên Thế Giới là một ngàn cái tiểu thiên Thế Giới. Đại là lớn cực kỳ, là nói Quốc Độ của Phật Thích Ca Mâu Ni làm giáo chủ, đều do Phật Thích Ca Mâu Ni làm giáo chủ.

Thế chúng ta là một bộ phận của Thế Giới này, Nam Thiện Bộ Châu của chúng ta lại gọi là Thiện Bộ, chính là tên gọi Địa Cầu của chúng ta, phía nam vũ trụ. Đây là giáo chủ của chúng ta, Phật Giáo. Cửu giới Đạo Sư, Phật Thích Ca Mâu Ni là Đạo Sư của cửu giới.

Lục Đạo: Trời, Tu La, Người, Súc Sanh, quỷ, Địa Ngục, Lục Đạo này, đây là sáu loài, lên tiếp một bậc chính là Bồ Tát, ba bậc này thuộc về siêu phàm, là Thánh. Cộng chung vào, bên trên có ba, bên dưới có sáu, thì là chín, cửu giới, lên thêm một giới nữa chính là Phật Giới. Thế thì ngoài Phật ra, bên dưới có cửu giới.

Phật Thích Ca Mâu Ni Ngài không chỉ là Đạo Sư của loài người chúng ta, còn là Đạo Sư của Trời, không chỉ là Đạo Sư của Trời, còn là Đạo Sư của tất cả Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, đây là Đạo Sư của cửu giới. 

Chúng ta quán lễ giáo chủ Thế Giới Ta Bà của chúng ta, Đạo Sư của cửu giới, Như Lai Thế Tôn. Như Lai Thế Tôn ngày nay có rất nhiều người hiểu lầm, thì cho rằng Như Lai chính là nói Phật Thích Ca Mâu Ni, đây là một sai lầm, Như Lai là thông hiệu. Chư vị ví dụ nói người này là giáo thọ, học giả, chư vị không biết người này là ai, đây là thông hiệu.

Chư vị có học vấn đều có thể gọi là học giả, chư vị có thể lên Đại Học làm Thầy Giáo, gởi thư mời chư vị làm giáo thọ, đều có thể gọi là giáo thọ, thông hiệu. Nhất thiết phải thêm vào Trương gì đó, Hoàng gì đó, hoặc giả gì gì, chư vị mới biết đây là ai. 

Vì thế mọi người đã cho rằng Như Lai là Thích Ca Mâu Ni, đây là một sai lầm rất lớn, hiện tại rất nhiều Hòa Thượng cũng đều cho rằng như vậy. Như Lai là hiệu đầu tiên trong mười hiệu của Phật. Mười hiệu này cũng có mấy cách nói khác nhau, cách nói mà chúng ta trình bày có phần phổ biến hơn nhất.

Thứ nhất là Như Lai.

Thứ hai là Ứng Cúng, thọ nhận cúng dường.

Thứ ba là chánh biến tri, không gì không biết.

Thứ tư là minh hạnh túc, minh cũng đủ, hạnh cũng đủ, đều viên mãn hết.

Thứ năm là thiện thệ, có thể khéo vượt qua.

Thứ sáu là thế gian giải, thế gian này là thoát khỏi rồi.

Thứ bảy Vô Thượng Sĩ.

Thứ tám, điều ngự trượng phu Thiên Nhân Sư, có người phân điều này thành hai phần, chỗ này là cách phân trong Đại Trí Độ Luận, ở đây hợp thành một điều.

Thứ chín chính là Phật.

Thứ mười là Thế Tôn. Nếu phân điều thứ tám thành hai xem, thì Thế Tôn ở ngoài mười hiệu rồi.

Phân ra ngoài mười hiệu làm sao đây?

Tổng thể mà nói, xưng là Phật, tôn trọng nói, Thế Tôn cũng là một hiệu của Phật. Nhưng nói chung, liệt kê kiểu này không có quan hệ gì, Phật thực ra cũng là ngàn hiệu vạn hiệu đều được. Mười hiệu này là mọi người tổng hợp lại, mười phẩm chất thù thắng nhất, mười lời khen ngợi.

Như Lai Thế Tôn, vừa nãy tôi không phải đã đọc qua một lần sao, Như Lai là hiệu đầu tiên trong mười hiệu, Thế Tôn là một hiệu sau cùng trong mười hiệu, vì thế đã viết ra toàn bộ mười danh hiệu này, lấy một cái đằng đầu, một cái đằng cuối đại biểu toàn bộ. Do đó Như Lai Thế Tôn là bằng với Phật mười hiệu viên mãn mà chúng ta nói, mười hiệu là gì, văn tự đã giản lược rồi. 

Công Đức của Phật Thích Ca Mâu Ni ở chỗ nào vậy?

Đây đều là thông hiệu, đồng có, mà Công Đức chỉ mình Phật Thích Ca Mâu Ni có là gì vậy?

Ư ngũ trược thế, Bát Tướng Thành Đạo đấy, ở Thế Giới này của chúng ta, vì thế Mười Phương Phật đã tán thán, cũng là khen ngợi Phật Thích Ca Mâu Ni ở ngũ trược ác thế này có thể thành đạo, ở ngũ trược ác thế này nói Pháp Môn Tịnh Độ.

Khó lắm à, gọi là thậm nan hy hữu đấy!

Ngũ trược là năm trược nào thế?

Chính là kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược. Thời đại này, kiếp này rất xấu, kiếp trược, mạng trược, thọ mạng tất cả chúng sanh rất ngắn, chúng sanh đều là người xấu nhiều, tâm đều là không lương thiện, chúng sanh cũng rất trược, thọ mạng rất ngắn, chúng sanh phiền não rất nặng, đều ở trong phiền não.

Mọi người biết phiền não, đừng cho rằng buồn phiền mới là phiền não, chư vị đang cuồng hoan mặc sức vui chơi, chư vị đang vui vẻ cũng là phiền não, đều làm cho cái bổn tâm này của chư vị không thể thanh tịnh, đây đều gọi là phiền não. Có người chỉ biết, sầu muộn của tôi là phiền não, vui mừng của tôi không phải, vui mừng cũng là phiền não, phiền não rất nặng đấy. 

Căn bản hơn là kiến trược, cái chữ kiến này rất quan trọng, kiến giải này là hồ đồ, là vẩn đục, không thanh tịnh, điên đảo, không biết cái gì là tốt, cái gì là xấu, đáng được cái gì, không đáng được cái gì, phải tránh cái gì. Người này chính là không dễ giáo hóa nha, họ không hiểu, vì thế ngũ trược ác thế chính là hiện tượng này.

Do đó tất cả chúng ta Hoằng Pháp cảm thấy khó khăn, điều này là tất nhiên, đừng oán trách. Dường như tôi đã tốn công sức nhiều như vậy, mà không có đạt được thành tích gì, việc này thì rất khó đấy.

Ngũ trược ác thế, nó có kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược đủ loại. Vì vậy, sự việc này không phải dễ dàng đâu. 

Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni đã ở trong Thế Giới này Bát Tướng Thành Đạo rồi. Bát Tướng Thành Đạo cũng có mấy cách nói khác nhau, chúng ta cũng là nói cách phổ biến nhất. Dùng tám loại tướng, đây là một kiểu quy luật thành Phật, kiểu thành Phật này, chính là như Thích Ca Mâu Ni là kiểu thành Phật như vậy, tiếp theo Di Lặc đến cũng là thành Phật kiểu này.

Bát Tướng Thành Đạo chính là nói Phật đã tu đến Nhất Sanh Bổ Xứ, Nhất Sanh Bổ Xứ đến nhân gian một lần thì thành Phật, việc đến thành Phật này của Phật thì Phật thị hiện là bát tướng.

Do đó tướng thứ nhất chính là, từ Trời Đâu Suất hạ xuống, xả Đâu Suất là tướng thứ nhất, Phật vốn ở Đâu Suất, Phật phải từ Trời Đâu Suất xuống, thứ hai là nhập thai, vào trong thai của mẹ, nhập thai rồi, thứ ba, xuất sanh, thứ tư, Xuất Gia, thứ năm, hàng ma, thứ sáu là thành đạo, thứ bảy, chuyển pháp luân Thuyết Pháp, thứ tám, nhập Niết Bàn, Bát Tướng Thành Đạo này. Trong đây cũng có cách nói khai và hợp không giống nhau một chút, không liên quan đến cơ bản.

Chúng ta không nói thêm, không cần giới thiệu cách phân khác nữa, còn có điểm bất đồng khác. Trong Đại Kinh Giải đã rất tường tận, mười hiệu mỗi cái có rất nhiều loại, các loại bát tướng thành đạo đã giới thiệu rồi, chúng ta biết một loại thì đủ rồi. Lúc đó ở ngũ trược ác thế cũng đã thị hiện bát tướng thành Phật. 

Phật là hưng Đại Bi, khởi lên tâm từ bi lớn đấy. Từ và bi hàm nghĩa không giống nhau, từ là cho vui, cho nên từ mẫu, con thơ con muốn gì cho con cái đó, đây là từ, bi chính là bạt khổ, muốn chúng thoát khổ.

Do đó Đại Bi Quán Âm là ngàn mắt ngàn tay, trên đầu hiện ra một tướng uy mãnh, đầu thứ nhất là màu đỏ, là Phật A Di Đà, đầu thứ hai chính là mặt xanh răng nanh, Kim Cang tướng mã cáp ca la đó. Muốn bạt khổ cho chúng sanh mà, cho nên là đại bi đấy. Từ là cho vui, bi là bạt khổ.

Đối với chúng sanh loại bỏ khổ đi, cho chúng sanh vui vẻ, thế thì không phải đã tốt rồi sao?

Cho nên từ và bi đại khái khác nhau. Tán thán Phật Thích Ca Mâu Ni, là đã khởi một cái bi không phải thông thường mà, là Đại Bi nha, là xem chúng sanh đồng như một đứa con thôi, cũng như đứa con duy nhất của chính mình vậy, loại bi này.

Tất cả chúng sanh đều là con cái duy nhất của ta, đều phải cứu độ, bình đẳng cứu độ. Vì vậy đây là Đại Bi nha, hơn nữa là phải giúp chúng được cứu độ triệt để đấy. Mẫn hữu tình, bi mẫn tất cả chúng sanh có tình cảm, có sinh mạng nha, bi mẫn tất cả đây nha.

Thế làm sao làm đây?

Thì diễn từ biện, thọ pháp nhãn. Vì thế Phật Pháp vô nhân thuyết, tuy tuệ bất năng giải, Phật Pháp không có người nói với chư vị, chư vị tuy rằng có trí tuệ, chư vị cũng không thể lý giải. Do đó gián tiếp mà giải thuyết, giáo thọ.

Truyền nhân ở giữa rất quan trọng, có lúc thiếu người, một thời đại không có người đấy, tuy tuệ bất năng giải ở giữa, cho nên có lúc Phật Bồ Tát đã hiện hóa thân, tái lai độ thoát, tái lai đào tạo một số người. Vì thế Phật đến chính là muốn diễn từ biện, muốn nói với mọi người.

Từ này là cho mọi người vui vẻ, giống tâm của mẹ hiền, mà loại diễn thuyết này thì gọi là diễn từ biện. Là sanh ra từ tâm quan tâm chúng sanh, tâm độ thoát chúng sanh đấy. Thọ pháp nhãn cho chúng sanh, cho chúng sanh pháp nhãn.

Chúng sanh cách mức pháp nhãn này rất xa rất là xa. Pháp nhãn là một loại nhãn trong ngũ nhãn. Con mắt có năm loại, một loại là nhục nhãn, chúng ta đều có, chúng ta đều có nhục nhãn.

Con mắt rất quan trọng, chúng ta không có mắt thì là người mù, rất đáng thương, cái gì đẹp cũng không biết, hoa nở chư vị cũng không biết, Niệm Công chỉ hoa trên bàn sách nói, hoa lan này của tôi sắp nở rồi, chư vị cũng không biết, tâm nghĩ:

À, hoa mà, cái này không phải sao, ngay cả ghi hình cũng không tác dụng gì. Con mắt rất quý báu, nhục nhãn cũng có sự quý báu của nhục nhãn, đây là một loại mắt thấp nhất. Chư vị sanh lên Trời một cách tự nhiên, không cần tu, đó chính là Thiên Nhãn.

Thiên nhãn tựu động đạt, họ chính là có thể từ tinh cầu này nhìn đến tinh cầu kia, không có vật gì có thể che chắn được, tường vách gì, Đại Địa, Sơn Hà gì gì đều không thể ngăn trở được.

Cho nên thiên nhãn đã thông suốt mà, đã biết mà. Đương nhiên thiên nhãn chính là người trên Trời có được, đây là cấp thứ hai, so với nhục nhãn, mắt con người cao hơn một chút. Cao hơn nữa chính là tuệ nhãn, tuệ nhãn thì kiến chân, chính là chân thật.

Chúng sanh ai ai cũng có bổn tâm, bổn tâm của chư vị là gì?

Đều có Pháp Thân, Pháp Thân là gì?

Thế nào gọi chân không?

Chân thật. Tuệ Nhãn thì kiến chân. Cái kiến chân này có trình độ không giống nhau, A La Hán cũng kiến chân, A La Hán thì vô ngã rồi, họ cũng chứng Niết Bàn rồi, cũng không còn phiền não rồi, đoạn kiến tư hoặc rồi, thế nhưng học chưa có triệt để mà thôi.

Không thể nói họ không phải thật, nhưng họ còn chưa triệt để. Chư vị muốn thật sự thấy được chân thật giống như Phật vậy, thế thì là đại triệt đại ngộ rồi, do vậy là tuệ nhãn đấy. 

Pháp nhãn chính là biết quyết sách. Chúng sanh có tám muôn bốn ngàn loại bệnh, thì Phật có tám muôn bốn ngàn loại thuốc, phải theo bệnh cho thuốc mà.

Đại phu thì chư vị phải biết người nào bệnh gì, chư vị cho họ thuốc gì. Cho dù mọi người hôm nay đều đến đây học Pháp Môn Tịnh Độ, khi chúng ta trả lời câu hỏi, vẫn phải căn cứ theo đặc trưng khác nhau của từng người để ứng theo bệnh, ứng theo căn khí của chư vị để trả lời, việc này nếu như làm sai cũng không được.

Chư vị tuy rằng là vấn đề đơn giản, hôm nay chư vị đúng lúc trúng gió cảm mạo, chư vị bị nhiệt, tôi cho chư vị uống thuốc bổ, con rể của tôi chính là đã uống sai thuốc, bệnh anh ta vừa khỏi thì anh ta đã uống thuốc bổ, thổ huyết, bây giờ lại nhập viện nữa.

Thuốc bổ không phải ai cũng có thể uống được, thuốc bổ đương nhiên là tốt, bồi bổ nhất, chư vị uống sai rồi thì là thuốc độc, thạch tín là thuốc độc, nhưng chư vị dùng đúng bệnh thì là thuốc hay, có thể trị bệnh, cho nên theo bệnh cho thuốc.

Người thọ pháp nhãn biết quyết sách. Tuệ Nhãn kiến chân, đó là căn bản trí, pháp nhãn chính là sai biệt trí. Vì vậy ngay cả nói, chư vị có thể biết những pháp nào tốt nhất, những pháp nào kém nhất, nên học cái gì, chúng sanh ở đâu có trình độ này đây.

Còn có thể biến tri nhất thiết pháp!

Biết cái pháp nào thích hợp nhất với chúng ta?

Đây là pháp mà Phật cho chúng ta, Phật nói chúng ta biết, sau khi nói chư vị biết rồi chư vị có thể tin tưởng, thì giống như chư vị tự có pháp nhãn vậy đấy.

Phật đem pháp tốt nhất cho chư vị, thì giống chư vị tuy rằng không biết về y khoa, nhưng Bác Sĩ của tôi nói cho chư vị biết, bệnh này uống thuốc này tốt nhất, chư vị chịu uống, vậy chư vị uống thuốc này, chư vị và người hiểu về y lý uống vào không phải hiệu quả giống nhau sao?

Mà chư vị người có trí tuệ, không phải chư vị là người nghiên cứu y học mà có, là Bác Sĩ cho chư vị. Họ đã làm các loại kiểm tra, rất nhiều loại thiết bị khoa học, y học, nào là máy siêu âm, nào là X quang đủ kiểu đủ loại, các loại tâm tư đều dùng rồi, cho chư vị, chắc chắn chư vị uống vào thích hợp nhất.

Chư vị không có cái năng lực, thế nhưng chư vị chỉ cần theo đó uống, uống như thế thì được rồi, vậy thì tương đương với ý nghĩa thọ pháp nhãn. Thọ, chữ này cũng không thể lơ là.

Cho nên chúng ta muốn cảm ứng cũng vậy, chúng ta hôm nay có thể như vậy, tại sao?

Đây là ân của Phật đấy!

Phật cho chúng ta con mắt này. Nhưng đã cho chúng ta, nói với chúng ta, mà còn củng cố chúng ta, Mười Phương Phật đều đang xưng tán, ngàn Kinh vạn Luận đều chỉ ra một điểm này cho chư vị, khiến chư vị không thể không tin, chư vị có thể tin tưởng thì có được pháp này.

Chư vị thừa nhận rồi, xem như chư vị tự mình có pháp nhãn, chư vị thừa nhận rồi cũng chính là tin nhận rồi, thì giống như tự chư vị đã làm đúng rồi.

Ví dụ làm toán học thôi, tự chư vị không biết làm, người khác sau khi làm cho chư vị rồi, tự chư vị xem hiểu rồi, chư vị cũng sẽ biết rồi. Bởi vì chư vị tự mình làm, làm không được, việc này vẫn đều là có rất nhiều tình hình như vậy.

Cho nên ân của Phật, truyền thụ cho chúng ta pháp nhãn. Vậy từng bước từng bước thâm nhập, những câu nói này đều là trong Kinh Vô Lượng Thọ. 

Đỗ ác thú, đã bít lại con đường ác. Trong lục đạo, thông thường nói tam ác thú, tam thiện thú, Súc Sanh, Quỷ, Địa Ngục là ác, nhân, thiên, tu la là thiện. Ác thú đương nhiên đều biết không tốt, đã đóng bít lại cửa ác thú. Đỗ là bít lại, đóng bít.

Cái cửa này đã niêm phong cho Quý Vị, con đường này không thông đấy, cửa mà thông ác thú không thông nha. Ác thú ở chỗ này không thể chỉ đang nói ba đường ác, ác thú chỗ này chính là chỉ Lục Đạo. Kinh Vô Lượng Thọ nói hoành tiệt ngũ ác thú, do đó chư vị ngay cả thiên, tula, nhân hết thảy tất cả đây đều đưa vào ác thú.

Tại sao nói họ là ác thú vậy?

Chư vị luân chuyển không nghỉ ngơi mà, chư vị lưu chuyển trong sáu cửa này, lưu qua chuyển lại thì chư vị sẽ chuyển vào trong Địa Ngục rồi. Vì thế ngoại đạo, như Ki tô giáo, Hồi Giáo, họ xem sanh thiên là mục đích sau cùng của họ, sanh lên Trời theo cách nhìn Phật Pháp chúng ta vẫn là ác thú thôi, ác thú này chính là ác thú tiến thêm một bước.

Chư vị luôn luôn luân hồi ở trong Lục Đạo, so với vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, đây chính là ác. Ngày nay nói chúng ta biết Pháp Môn này, đã bít chặt con đường luân chuyển trong sanh tử, luân chuyển trong sáu đường này cho chúng ta rồi.

Cho nên nói là mọi người đang biện luận đới nghiệp Vãng Sanh nha, thế này thế nọ, rất nhiều người không thừa nhận. Nếu không có đới nghiệp Vãng Sanh, thì Pháp Môn Tịnh Độ không có rồi, không có gì thù thắng hết.

Chính là đới nghiệp Vãng Sanh đấy. Chư vị vốn vẫn phải trải qua sáu đường, trải qua ba đường ác, Địa Ngục v.v..., hạt giống này, nghiệp này nha, chư vị chỉ cần Vãng Sanh, chư vị đều mang theo hết rồi, đi Vãng Sanh toàn bộ đã tiêu trừ hết.

Việc tiêu trừ này là đến Thế Giới Cực Lạc tiêu trừ, không phải chư vị tiêu trừ trước mới có thể đi, sau khi đi rồi liền tiêu trừ. Rất nhiều người tất cả đối với việc này nghĩ không thông đấy.

Đỗ ác thú chính là nói, thì đang đỗ cho chúng ta bây giờ, không phải nói chư vị nhất thiết phải tự mình đạt được mức chư vị đã tiêu diệt hết nhân tố ác thú này mới có thể đi, đây là một kiểu kiến giải sai của rất nhiều người. Cho nên trước mắt khó cũng chính khó ở chỗ này đấy. Họ có người đến quấy nhiễu chư vị, cố ý tạo ra một cách nói, khiến cho mọi người không hiểu rõ. 

Đỗ ác thú, khai thiện môn. Thiện môn này thì không phải là cửa của ba đường thiện, thiện môn này chính là Pháp Môn Tịnh Độ và Vãng Sanh Thế Giới Cực Lạc thôi, cửa này đã mở ra cho chư vị rồi. Phải ra sáu đường luân hồi, chính là ra Tam Giới. Tam Giới là Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới, do đó thế gian chính là ba tình huống này.

Thấp nhất là Dục Giới, Dục Giới chính là có tình dục, những chúng sanh, động vật tình dục đó rất mạnh, bao gồm con người, thiên giới, Cõi Trời thấp cũng là như vậy, cho nên tục gia đều nói, vương mẫu nương nương, còn có bảy tiên nữ nha, đây đều là Dục Giới, nếu không có dục, làm sao có nương nương được, làm sao có công chúa?

Đây đều là dục, đây là Dục Giới. Nhưng cõi này vẫn là thấp nha. Dục Giới mà chúng ta thông thường biết, rất nhiều Tôn Giáo khác cũng chỉ là biết đến cảnh giới Dục Giới này thôi.

Hoặc giả cao hơn biết Sắc Giới, Sắc Giới thì ly dục rồi, gọi là Phạm, Phạm thiên, thanh tịnh, đã không còn nhục thân này nữa, không còn nhục dục nữa, nhưng vẫn có hình tướng, cho nên gọi là Sắc Giới, còn có các loại hình dáng nhìn ra được. Lên nữa thì là Vô Sắc Giới, gọi là Tam Giới. Phải ra Tam Giới mới ra sáu đường luân hồi, cõi thiện, đường thiện này. 

Muốn ra Tam Giới cần thiết phải đoạn hoàn toàn kiến hoặc, tư hoặc.

Tư hoặc chính là tham sân si mạn: Tâm tham, tâm sân hận, ngu si, ngã mạn. Không những phải đoạn một thứ này trong Dục Giới, trong nhân loại, còn phải đoạn sạch sẽ tham sân si mạn của Thiên Giới.

Chúng ta mỗi một người tự mình nghĩ xem, có thể hoàn toàn không còn tham sân si mạn không?

Nhắm đến một món đồ tốt, cứ trông mong mua được, cái này chính là tâm tham đấy. Không những chỉ có người tính toán mới là tâm tham, chư vị thích cái này, thích cái kia, mong cầu không được, thì không quên được, đây đều là tâm tham.

Cho nên chư vị rất khó được thoát khỏi. Tham, sân hận, si, một câu nói không lọt tai, trong tâm ngay tức khắc đã không vui, do đó tránh khỏi hoàn toàn rất khó đấy.

Hoàn toàn không tránh khỏi thì không cách gì ra ba đường nha.

Làm sao đỗ ác thú, khai thiện môn đây?

Vì thế Pháp Môn Vãng Sanh này đúng là thù thắng nha. Ví dụ, đó là hoành xuất Tam Giới. Chư vị muốn ra theo chiều dọc, giống con sâu nếu sanh ra trong cây lúa mạch, nó muốn nghĩ cách chui ra, nhưng nó đã sinh trưởng bên trong rồi. Nó lớn lên, cây lúa mạch cũng lớn lên, đợi nó trưởng thành rồi, lúa mạch cũng cứng cáp rồi.

Một cách thoát ra của nó, chính là xuôi theo cây lúa mạch từng đốt từng đốt, cắn từng đốt từng đốt, phải cắn rất nhiều đốt mới ra được, nhưng có một cách tài tình, chư vị cắn theo chiều ngang, cắn bể một lỗ thì ra ngoài rồi.

Cho nên Pháp Môn Tịnh Độ của chúng ta chính là hoành xuất Tam Giới, thì như con sâu trong cây lúa mạch, cắn một cái lỗ ngang, tuy là vất vả một chút, cái này dày một chút, tốn một chút công, cắn bể một lỗ thì ra được rồi.

Cắn xuôi chiều kia một đốt đó còn có một đốt, một đốt còn có một đốt, mà còn trong quá trình chư vị cắn, nó lại mọc thêm hai đốt, vì vậy khó lắm đấy. 

Ngày nay nói chúng ta dùng Pháp Môn Tịnh Độ là hoành xuất Tam Giới, hoành xuất Tam Giới chính là khai thiện môn, mọi người đều là có thể làm được. Đương nhiên chư vị ra theo chiều dọc cũng có thể đạt đến thiện môn, thế nhưng tuyệt đại đa số người làm không được đấy, Vãng Sanh Thế Giới Cực Lạc, thì thành Phật ở Thế Giới Cực Lạc.

Có người Niệm Phật, họ cũng không nói muốn thành Phật, chỉ là muốn cầu ban chút phúc, việc này thì Phật nói vậy rất đáng thương, Phật thương xót mọi người, Phật là hy vọng người người đều khôi phục bổn lai của chính chư vị thôi.

Chư vị vốn là Phật, hiện tại chư vị đang mơ hồ, chư vị đang nằm mơ mà, mơ thấy khổ não, bao nhiêu người đang truy đuổi chư vị nha, muốn giết chư vị nha, hết sức hoảng sợ. Chư vị tỉnh lại thì tốt rồi mà, không còn những chuyện này nha.

Cho nên Phật chẳng hề chỉ có ta thành Phật, chư vị đều không thể thành Phật, không phải chỉ duy ngã độc tôn đâu, không phải cái ý này. Mà là hy vọng mọi người đều triệt để giác ngộ, cho nên mới mở thiện môn này đấy. Chỗ này lời văn chặt chẽ, thông suốt hưng đại bi, mẫn hữu tình, diễn từ biện, thọ pháp nhãn, đỗ ác thú, khai thiện môn.

Vậy làm thế nào đây?

Chính là tuyên thuyết dị hành nan tín chi pháp, Phật Thích Ca Mâu Ni đã tuyên nói cho chúng ta một dị hành nan tín chi pháp. Đây là một đặc điểm lớn nhất của pháp Môn Tịnh Độ. Vì vậy cũng chúc mừng mọi người nha, nan tín chi pháp này, mọi người bây giờ có thể tin, đây là thiện căn nhiều đời đấy, thật không dễ dàng gì.

Kinh Vô Lượng Thọ nói, nan tín chi nan, vô quá thử nan, khó được trong các pháp khó được, không còn gì vượt hơn pháp này, cho nên là nan tín chi pháp. Mà cái pháp khó tin này trong Tiểu Bổn gọi là nhất thiết thế gian nan tín chi pháp, không chỉ là nói nhân loại, là nói Cõi Trời đủ cả, họ trí tuệ cao hơn chúng ta, đều là khó tin đấy.

Nhất thiết thế gian, cửu giới đều là khó tin. Kinh A Di Đà Đường dịch do Đại Sư Huyền Trang phiên dịch, đã thêm chữ cực, cực nan tín pháp nha, do đó pháp này là cực kỳ khó tin đấy.

Mọi người cứ nói, tôi đã Niệm Phật đây, thì tôi có thể Vãng Sanh, thì có thể ra Tam Giới?

Họ không dám tin tưởng đấy. Đạo lý này cực kỳ vi diệu. Dị hành chính là nói như vậy có thể ra khỏi Tam Giới, ra khỏi sanh tử, chỗ này so với trong tất cả tám muôn bốn ngàn pháp, không có pháp nào dễ dàng hơn pháp này đâu, các pháp khác đều có điểm khó riêng. Đương nhiên Mật Tông chư vị nếu thật sự đi tham, tất cả đều như pháp, cũng là rất dễ dàng.

Nhưng Mật Tông có chỗ khó hơn Tịnh Độ Tông đấy, chính là chư vị tu Mật Pháp, chư vị làm sao có thể quen biết một vị Sư Phụ nha.

Người Sư Phụ này họ không phải là ma nha. Ma thì muốn phá hoại Phật Pháp. Trong đây họ dễ đến đội lốt, đến phá hoại. Ngay cả hai phương diện này là nơi thù thắng nhất, một chính là Mật Tông, một pháp Thiền Tông, trong đây họ rất có thể giả mạo đấy.

Mật Tông của họ, khiến chư vị không lý giải lắm, kỳ thực giới luật họ vẫn rất nặng, họ tự mình không tôn trọng đấy. Thông thường họ đều chủ trương vừa ăn mặn, vừa không giữ giới luật, cho nên hàng giả này họ rất dễ làm.

Họ cũng không nghiên cứu Kinh Điển, trên thực tế là nghiên cứu Kinh Điển rất sâu, nhưng hiện tại chúng ta không biết. Ngoài ra họ có lộ ra một chút thần thông gì đó, các loại gì đó, cho nên kiểu mang tính lừa gạt này thì cực kỳ mạnh, mọi người nhận thức không rõ ràng, chư vị cũng không có cách gì phân rõ.

Trong Tâm Thanh Lục Niệm Công khai thị rằng:

Sau khi Trung Quốc Đại Lục giải phóng bốn mươi mấy năm, có sáu người được tức thân thành tựu đại hồng quang thân đây là thành tựu cao nhất, rất viên mãn của pháp tu Mật, nhục thân của người này hóa thành quang minh. Thiền Tông cũng là như vậy, bất thiệp lý lộ, tùy ý có thể trả lời chư vị.

Cổ Đức hỏi Phật, cái gì là Phật?

Đáp rằng: Ma tam cân.

Tăng lữ có học thức thỉnh thị Động Sơn Thủ Sơ Thiền Sư thế nào là Phật?

Thiền Sư đang đong mè trong nhà bếp, thì đáp ba cân mè.

Còn hỏi: Cái gì là Phật?

Đáp rằng Tân nương tử kỵ lư tha trượng phu khiên, tân nương tử kỵ lư a gia khiên a gia, nghĩa là mẹ chồng, câu thứ nhất chính là người vợ mới cưới cưỡi con lừa này, chồng cô ta ở phía sau đánh lừa đi, câu trả lời của Thiền Sư. Câu nói này chư vị giả mạo không phải rất dễ sao?

Nói thiếu suy nghĩ thôi, ai biết chư vị là sâu hay cạn chứ, cho nên họ rất dễ dàng ẩn mình trong đó. 

Thế Tịnh Độ Tông, chư vị có thể không nhất định phải y theo một vị Sư Phụ, có phải hay không?

Kinh Điển đã có, pháp không phải đều theo đây ở chỗ này sao, tự chư vị nghiêm túc niệm theo Kinh Điển này, nghiêm túc xem sách, Kinh Điển thì vững chắc mà.

Hơn nữa Sư Phụ của Tịnh Độ Tông ít nhất họ phải nói giới luật, họ phải biết Kinh Điển, hiểu bao nhiêu vẫn là do chư vị có thể tìm hiểu, họ lý giải như thế nào?

Giới Luật của họ giữ ra làm sao?

Quan sát dễ dàng. Cho nên nói tóm lại, pháp này dễ, lại thêm ổn vào, thêm vào không dễ bị mắc lừa, thì không có pháp nào vượt hơn được Pháp Môn Tịnh Độ. 

Thế nhưng một điểm khác lại hiểu lầm, có người nói đây là dị hành chi pháp, vì thế ta sau khi có được Pháp Môn này, thì ta có thể Vãng Sanh một cách ung dung rồi, không cần tự mình tốn chút sức lực, điều này lại là sai lầm. Cái gọi là pháp dị hành, là đem so với các pháp khác thì pháp này dễ nhất.

Nhưng chư vị nếu có thể phù hợp đạt được Phật đến tiếp dẫn, chư vị đạt được mục đích Vãng Sanh, tất cả nghiệp của chư vị, Phật A Di đà đều bao thầu thay cho chư vị rồi, đều gánh vác thay chư vị rồi, có thể làm được bước này, chư vị nhất thiết phải phù hợp tâm nguyện của Di Đà đấy.

Chư vị phải chân thật tin, chân thật phát nguyện, chư vị không còn lưu luyến gì đối với Thế Giới Ta Bà này. Nếu như chư vị rất lưu luyến tất cả Thế Giới Ta Bà này, thế thì cái tâm Vãng Sanh Cực Lạc này của chư vị đã không chuyên nhất.

Cho nên nếu tất cả những điều này đặt vào cùng nhau, chúng ta nếu nghiêm túc có tin có nguyện, mà còn đang rất chăm chỉ niệm kinh, Niệm Phật, thật có thể làm được tất cả điều này cũng không phải dễ dàng, thật sự phải tự mình giác ngộ, tự mình nỗ lực. 

Do đó cái dị này là tương đối mà nói, vẫn là cần thiết phải nhất phiên hàn triệt cốt, nếu không phải một đợt lạnh thấu xương, sao có được hoa mai thơm ngát chứ.

Do đó Thầy Hạ cũng là do Trương Tông Xương muốn tịch biên tài sản, muốn giết Thầy, Thầy mới lưu vong hải ngoại, nói Thầy tuyên truyền xích hóa Đảng cộng sản dùng màu đỏ làm tượng trưng, trước giải phóng, bọn thống trị cho rằng chịu sự ảnh hưởng của đảng cộng sản là xích hóa.

Trương Tông Xương chính là một quân phiệt, thực tế là tên thổ phỉ, hắn đã làm đốc quân Sơn Đông...Thầy Hạ Ngài đã lưu vong đến Nhật Bản, về đến Thiên Tân lại bịnh nặng. Lúc này đổi hiệu Liên Cư, thế là đành phải bế quan tu trì. Chỗ này cũng chính là nói, đến lúc đó mới hiểu ra, chỉ có Tịnh Độ Tông mới là pháp chân thật.

Do đó đã bế quan tu pháp, rất tinh cần, không xuống nhà, chỉ một mình trên lầu, công phu mấy năm đấy, cũng phải có một lần chân thật mà nỗ lực. 

Là dị hành nan tín chi pháp, mà pháp này, đương lai nhất thiết hàm linh, giai y thử pháp nhi đắc độ thoát, đây cũng là lời trong Kinh Vô Lượng Thọ. A Nan ở cùng với Phật, nhìn thấy Phật một ngày nọ phóng đại quang minh, Ngài trước nay là thị giả cho Phật, theo Phật, trước nay chư từng thấy qua.

Ngài bèn hỏi Phật: Phật hôm nay tại sao phóng quang như vậy, xưa nay chúng con đều chưa từng thấy qua, có phải Phật đang Niệm Phật không?

Phật Thích Ca Mâu Ni khen ngợi A Nan rằng, ông hỏi rất hay đấy. Câu hỏi này của ông, công đức hơn cả rất nhiều rất nhiều việc làm khác đấy.

Tại sao?

Bởi vì một câu hỏi này của ông, chúng sanh tương lai đều vì câu hỏi này của ông mà có thể được độ thoát. Bởi vì câu hỏi này của Ngài, Phật đã nói ra Kinh Vô Lượng Thọ. Do đó Kinh Vô Lượng Thọ cũng chính là quan trọng ở chỗ này, A Nan bấy giờ hỏi, vì Phật phóng quang minh hiếm có đặc biệt, Ngài theo bao nhiêu năm chưa từng thấy qua.

Cho nên Ngài đặt câu hỏi tại sao phóng quang này vậy?

Phật bèn khen ngợi đấy, cũng là nói đương lai nhất thiết hàm linh, giai y thử pháp nhi đắc độ thoát. Từ khi Phật Thích Ca Mâu Ni nói đến ngày nay, bao gồm cả chúng ta, bao gồm cả chúng ta sau này.

Đương lai chính là thời gian sau này sắp đến, thế chúng ta không phải như vậy sao?

Đến sau thời Phật mà, nhất thiết, không có thừa ra, chư vị nếu có thể độ thoát, đều là y theo pháp này, chư vị đều phải tin tưởng Tịnh Độ, cầu sanh Tịnh Độ, nếu rời pháp này, không có cách gì độ thoát đấy.

Giai y thử pháp nhi đắc độ thoát, nói câu này chính là tán thán, đã ca ngợi Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni với tám tướng thành đạo đến thế gian này, để đóng kín cửa đường ác, mở ra cửa thiện.

Mở như thế nào vậy?

Tuyên nói cái pháp này cho chúng ta đấy. Tuyên nói cái pháp này, tương lai tất cả chúng sanh có tánh linh, hàm linh chính là chúng sanh, có lúc phiên dịch là hữu tình, kể cả vi khuẩn cũng bao gồm, đều y theo cái pháp này được độ thoát, vì thế chúng sanh là vô lượng, không có cùng tận. Là đại ân Đại Đức, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, cái ân này là đại ân, bất khả tư nghị, không còn gì có thể đối đãi nữa.

Sau khi đọc xong một đoạn này, thì lại bắt đầu lạy. Trong quá trình một lạy này, thì niệm ba câu, ba câu này cần phải ăn khớp với thời gian một lạy này của chư vị, là nhất tề.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, từ lúc đang đứng bắt đầu niệm ba câu này, trong quá trình đang niệm thì hoàn thành dập đầu một lạy này.

Sau khi xong rồi lại đứng dậy, lại nhất tâm quán lễ này nữa. Do đó việc này rất chặt chẽ, chính là không để lại khe hở cho vọng tưởng. Chư vị y trì, chư vị sở niệm đều là chuyên chú ở trong Pháp Môn thù thắng này. Rất đơn giản, rất dễ hành, mà hiệu quả lại lớn vô cùng.

Cho nên lạy đầu tiên thì chúng ta phải lạy Bổn Sư chúng ta, hơn nữa cũng chính nói rõ Bổn Sư mà chúng ta khen ngợi, chính là Ngài đã nói Pháp Môn Tịnh Độ. 

Mọi người nói tại sao trên cái Thế Giới này chư vị không niệm Thích Ca Mâu Ni Phật, chư vị niệm A Di Đà Phật chứ?

Chúng ta nghe lời của Sư Phụ mà, Sư Phụ dạy chúng ta phải niệm A Di Đà Phật mà, Sư Phụ không có nói chúng ta cũng phải niệm Thích Ca Mâu Ni Phật mà.

Do đó Phật sẽ không trách, nói chư vị tại sao không niệm ta, niệm A Di Đà Phật?

Chúng ta nghe lời của Phật đấy. Cho nên điều quan trọng nhất là y giáo phụng hành. Thật sự muốn gặp được thiện tri thức, điều quan trọng nhất chính là y theo chỉ đạo này của họ nghiêm túc mà làm. Giữa chừng có thể lặp lại, có thể báo cáo tình hình lên, có thể làm một số điều chỉnh, nhưng bao giờ cũng nhất thiết phải thật xem trọng. 

Bình luận Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm (Lễ Thứ Nhất)
Ảnh đại diện
Anh   Chị
Video mới nhất
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video
Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Xem video
KC121- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 1 || Thích Thiện Trang

KC121- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 1 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 22 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 22 || Thích Thiện Trang

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 4
  • Hôm nay: 131
  • Tháng hiện tại: 4539
  • Tổng lượt truy cập: 121235
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com