Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

TỊNH TU TIỆP YẾU BÁO ÂN ĐÀM

Giảng giải: Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ
 

LỜI NÓI ĐẦU
 

Pháp Môn Tịnh Độ quả là Nhất Thừa liễu nghĩa, tam căn phổ bị, hoành siêu Tam Giới, kính đăng Tứ Độ, Pháp Môn bất khả tư nghị cực viên cực đốn, điều mà Đại Sư Ấn Quang gọi là pháp thông suốt bổn hoài của Phật một cách rốt ráo vậy, vượt qua tất cả Thiền Giáo Luật, thống nhiếp tất cả Thiền Giáo Luật.

Mà trong đó Kinh Vô Lượng Thọ là tổng cương Pháp Môn Tịnh Độ, đứng đầu trong loạt kinh Tịnh Độ, tính quan trọng của Kinh này không nói cũng rõ.

Song tồn tại ở thế gian có năm bản kinh được dịch sai biệt khá lớn, gây khó khăn cho hành giả, đọc trọn cả thì vất vả, đơn lẻ thì lo nghĩ bỏ sót, toàn dùng tác phẩm bản hội tập của Vương Long Thư đời Tống, Ngụy Mặc Thâm cuối đời Thanh đều có, Bành Tế Thanh đời Nhà Thanh thì bản trích tiết yếu để Hoằng Dương. Tiếc rằng ba bản này đều có khiếm khuyết, chưa đủ để gọi là thiện bản. 

Đến Dân Quốc, Lão Cư Sĩ Hạ Liên Cư Phát Tâm nguyện lớn, đem hội tập lại, tham khảo cả ngũ dịch tam bản, lao tâm khổ trí bao năm, cuối cùng thành thiện bản kỹ càng đầy đủ xác đáng, là Phật Thuyết Phật Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh.

Lại thêm bi tâm rất lớn, thương xót thiển học tịnh nghiệp Mạt Pháp, chưa am hiểu tiểu bản Đường Dịch, lại không tụng Tịnh Độ Đại Kinh, do không rõ đạo lý khiến cho tín nguyện chưa sâu, khó đạt chân thật thọ dụng, Ngài bèn biên tập Kinh Văn, phù hợp với ý Tổ, thành Tịnh Tu Tiệp Yếu, cũng gọi Ngũ Niệm Giản Khóa, trong mỗi một lạy tập hợp ngũ niệm Lễ Tán Nguyện Quán Hướng của Bồ Tát Thiên Thân, dùng sức ít mà hiệu quả lớn.

Nói đơn giản, quả là đường tắt Tu Tịnh Độ Đại Kinh, phương pháp nhập Bảo Vương Tam Muội, nói sâu xa, thật hòa hợp với Tịnh Độ Ngũ Kinh Nhất Luận cho một biên tập, tập hợp không sót yếu nghĩa Thiền Giáo Tịnh Luật Mật, chắc lọc tinh hoa, lợi ích hành giả, công đức thù thắng, khen ngợi không cùng.

Lão Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ là truyền nhân của Liên Công, cháu trai của Hoàng Công, được Liên Công dặn dò soạn Phật Thuyết Phật Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giải, tập hợp lượng lớn với hơn một trăm chín mươi Bộ Kinh Luận, giáo huấn của Tổ Sư trong ngoài để chú thích Đại Kinh. 

Thu nhiếp khắp tôn chỉ sâu xa huyền bí của Thiền Giáo Luật Mật để Hoằng Dương Tịnh Độ, khéo chọn ý nghĩa thâm thúy, u huyền nhẹ nhàng, vì vậy là thiện chú của thiện bổn Tịnh Độ Đại Kinh, chính là thiện trung chi thiện của Tịnh Tông vậy.

Ngài lại dùng thời gian rảnh rỗi tuyên giảng Tịnh Tu Tiệp Yếu cho đại chúng, trình bày pháp yếu trong tạm thời, khi đàm luận vui cười thì lời nhẹ ý sâu, hòa hợp hiển mật trong vài câu, giải nghi hoặc cố chấp trong diệu dụ, chính là yếu trung chi yếu của tịnh tu vậy.

Tài liệu lưu truyền đời sau là lần ghi hình thứ ba giảng giải Tịnh Tu Tiệp Yếu, đặt tên Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm. Lão Nhân ân cần dạy bảo, vui vẻ thân thiết dặn dò, tình thâm ý khẩn, khiến cho người nghe như đắm gió xuân, như uống cam lộ. 

Ngày nay lưu thông các loại phiên bản tư liệu nghe nhìn Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm, ở mức độ nhất định đều có lược bỏ, khó cảm nhận toàn diện. Lại nghe nói băng ghi hình gốc không tìm thấy được nữa, vì thế khiến cho việc hiệu chỉnh mất căn cứ.

Tuy nhiên từng có đồng tu tịnh nghiệp ghi chép biên tập hoàn chỉnh nội dung giảng giải của Niệm Công, song đưa đi in lưu truyền, giúp cho tiện việc tu học, công đức nan lượng.

Nhưng phần ngôn ngữ vội vàng, trong biện nghĩa vi tế, vẫn khó tránh lý giải sơ sài khinh suất, chưa tận thiện chỉ. Ngày nay có đồng tu của Học Hội Tịnh Tông Hoa Tạng Trung Hoa, biên tập sáu mươi bốn liệu âm thanh, chỉnh lý bản thảo tương đối hoàn chỉnh.

Lại có đồng Tu Tịnh Tông Bắc Kinh, do am hiểu giọng địa phương của Niệm Công, hiểu kỹ giảng giải ý thú, cung kính nghe tới lui tám chín mươi lần, chỗ không rõ thậm chí nghe hơn trăm lần.

Dùng công hạnh chí thành tinh cần này, sửa chữa bản thảo do Hoa Tạng chỉnh lý, sở nguyện là hoàn nguyên bổn ý của Niệm Công ở mức cao nhất, kết thành thiện bổn Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm, để cống hiến cho đại chúng, đồng thời truyền cho hậu thế.

Tính kiên nghị của họ tuyệt vời, kiên nhẫn chịu khó, thiện nguyện thiện hạnh, quả thật đáng quý vậy. Hân hoan nhìn thấy quyển này sắp đưa đi in, vui mừng lược thuật đầu đuôi nguyên nhân, xem như Lời Nói Đầu, bày tỏ chút ý tán thán tùy hỷ. 

Thích Tịnh Không xin viết lời tựa tại Hong Kong. 

Bình luận Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm ( Lời Nói Đầu )
Ảnh đại diện
Anh   Chị
Video mới nhất
ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

Xem video
Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Xem video
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video
Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Giới Luật 026- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 12- Giới Tà Dâm - Phần 2

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 8
  • Hôm nay: 137
  • Tháng hiện tại: 448
  • Tổng lượt truy cập: 127077
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com