Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

A DI ĐÀ PHẬT

TÔI KHUYÊN MỌI NGƯỜI MUỐN TU PHƯỚC NÊN LÀM BA VIỆC: IN KINH, BỐ THÍ THUỐC MEN, GIÚP KẺ BỆNH KHỔ, ĂN CHAY VÀ PHÓNG SANH. ĐÂY LÀ VIỆC TÔI CỰC LỰC ĐỀ XƯỚNG.

Lúc trước trong các buổi giảng tôi khuyên người tu phước nên làm ba việc: in kinh, nhất định sẽ là chuyện tốt, chẳng có tác dụng phụ, chẳng bị tệ hại; thứ hai là giúp kẻ bị bịnh khổ; thứ ba là phóng sanh, đây là việc tôi cực lực đề xướng. Ăn chay, phóng sanh, tôi cũng tu sám hối, lúc trẻ tuổi ham thích săn bắn, sát sanh quá nặng, nghiệp sát sanh quá nặng, sau khi học Phật mới biết rõ, đặc biệt là đọc kinh Địa Tạng, biết quả báo của nghiệp sát sanh quá nặng, cho nên đọc kinh này xong liền chẳng dám ăn thịt nữa. Không những chọn ăn chay mà còn dốc hết sức, hết lòng để phóng sanh, tu pháp sám hối. Ba việc này tuyệt đối là việc tốt, nhất định sẽ chẳng có ảnh hưởng xấu ác. Nếu nói chúng ta xây một ngôi chùa không nhất định là việc tốt; nếu chùa xây xong, những người trụ trong ấy, tại gia, xuất gia, tứ chúng đệ tử đều tu hành đúng như pháp, chân chánh là một đạo tràng tốt, thì công đức ấy vô lượng. Nếu đạo tràng xây xong, tứ chúng đệ tử mỗi ngày đều đánh lộn, tranh danh đoạt lợi, bạn xây đạo tràng như vậy là tạo tội nghiệp. Bạn dẫn những người ấy đọa địa ngục, đâu có lý nào bạn chẳng đọa địa ngục cho được? Nên chuyện đó chưa chắc là phước, cả đời tôi chẳng dám đề xướng. Nếu gặp đạo tràng chánh pháp, phước đức cúng dường sẽ vô lượng vô biên. Trong đời tôi rất ít gặp đạo tràng chánh pháp. Lúc trước tôi chỉ thấy núi Đại Dự, chùa Bảo Liên trên núi Đại Dự, ở Hương Cảng, đạo tràng của Thánh Nhất pháp sư. Năm 1977 thầy mời tôi đến thăm, thiền đường mỗi ngày tọa hương theo quy củ, lúc đó có bốn mươi mấy người, vẫn có thể duy trì đạo phong ấy, rất khó được! Cả đời tôi gặp được một chỗ, làm thật sự, làm mỗi ngày. Ngày nay chúng ta ở đây, Cư Sĩ Lâm là một đạo tràng chánh pháp, thật chẳng nghĩ tới. Tôi ở Đài Loan nhiều năm, xây dựng Thư Viện, tôi chẳng dám nói Thư Viện là đạo tràng chánh pháp, chẳng dám nói. Thư Viện làm sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, đích thật chúng tôi tận tâm tận lực đi làm. Nhưng nói đến tu đạo, chúng tôi chẳng làm chân chánh, trong ấy có nhiều chướng duyên, chúng tôi thật sự muốn làm, lúc làm thì có chướng ngại, duyên chẳng thành thục. Còn chúng sanh tại địa phương này, thời tiết nhân duyên thành thục, chân chánh được chư Phật hộ niệm, Bồ Tát lãnh đạo, nên mới có thể thành tựu đạo tràng chánh pháp, thật chẳng dễ! Trong kinh nói ‘Trăm ngàn vạn kiếp khó gặp gỡ’, thời đại này có được một đạo tràng như vậy, thật sự là vô cùng hiếm hoi, hy hữu! Ngày nay chúng ta trồng phước, đương nhiên đây là ruộng phước thật sự. Do đó hết thảy đại chúng cúng dường cho tôi, tôi đem hết số ấy gởi qua bên đó, phước điền thù thắng hiếm có, bạn cúng dường tôi, tôi thay thế bạn trồng phước điền. Bạn cúng dường tôi chẳng có phước, bạn cúng dường đạo tràng này thì phước báo chẳng cùng tận, một đồng, một cắc đều có công đức chân thật, phước báo vô biên. Đạo tràng phải coi trong ấy có Đạo hay không, thật sự có đạo phong, học phong (phong cách tu học) thì đó là đạo tràng chân chánh, chúng ta phải dốc toàn tâm toàn lực để hộ trì, cúng dường, đời sau chúng ta được đại phước báo, phước điền này chẳng trồng sai chỗ. Nếu đạo tràng ấy là nơi đấu tranh, chúng ta ra tiền, ra sức ở đó là tạo tội, chẳng phải trồng phước. Hồi xưa tôi ở Đài Loan giảng kinh tại một đạo tràng, ở đó giảng chẳng bao lâu, đại khái là hơn một tháng, người xuất gia trong ấy mỗi ngày đều cãi lộn. Vì sao cãi lộn? Tranh chức Chấp Sự. Đạo tràng ấy mới xây chẳng bao lâu, cỡ một hai năm, vị lão sư phụ cho đệ tử đi khắp nơi ở Đài Loan để quyên góp về xây đạo tràng. Sau khi xây xong, đương nhiên chẳng có ai giành địa vị của lão sư phụ, đệ tử của ngài chẳng dám tranh. Họ lại tranh chức Đương Gia, Tri Khách, Giám Viện; họ nói tôi quyên được bao nhiêu tiền, tôi đáng làm chức đó, kẻ kia nói họ quyên được bao nhiêu tiền, đáng phải làm chức gì, mỗi ngày đều tranh cãi chẳng dứt, chẳng yên. Họ còn mời tôi đi giảng kinh, tôi về Đài Trung liền kể chuyện này cho thầy Lý, thầy Lý nói: “Thôi đi! Về đi, đừng đi nữa”. Tôi nói: “Kinh đó giảng mới nửa chừng thì sao?”. “Không sao!”, tôi bèn nghe lời thầy, kinh chưa giảng xong

Bình luận TÔI KHUYÊN MỌI NGƯỜI MUỐN TU PHƯỚC NÊN LÀM BA VIỆC: IN KINH, BỐ THÍ THUỐC MEN, GIÚP KẺ BỆNH KHỔ, ĂN CHAY VÀ PHÓNG SANH. ĐÂY LÀ VIỆC TÔI CỰC LỰC ĐỀ XƯỚNG.
Ảnh đại diện
Anh   Chị
Video mới nhất
QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

Xem video
ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

Xem video
Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Xem video
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 104
  • Hôm nay: 180
  • Tháng hiện tại: 2948
  • Tổng lượt truy cập: 129578
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com