Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

"TRONG VÔ LƯỢNG PHÁP MÔN, CHỈ CÓ MỘT PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ LÀ PHƯƠNG TIỆN TỐI THẮNG".

• Các môn tuy nhiều nhưng có khó và dễ khác nhau, thế nên không ngại chi với cái không lựa chọn mà có thể nói lựa chọn. Hiểm đường đèo ải gập ghềnh khó đi, khúc đường quanh quẹo khó đến là dụ các pháp môn kia. Bằng thẳng thì dễ đi, là dụ như pháp môn niệm Phật, ai cũng có thể tu hành được. - "Thẳng mau thì dễ đến" là dụ tu pháp môn niệm Phật mau vượt khỏi đường sanh tử. Như bà Vi-Ðề-Hy xem khắp cả các cõi Phật trong mười phương mà chỉ muốn nguyện sanh về thế giới Cực Lạc Phật A Di Ðà. Thường được thấy Phật là trong Khởi Tín Luận đã chỉ rõ pháp "Chơn Như Tam Muội" và hai môn Chỉ, Quán rồi. Lại nói có người mới học pháp quán này, tâm còn hèn nhát, cho rằng cõi Ta-Bà không được thường gặp Phật. Sợ tín tâm không vững; đức Như-Lai có phương tiện rất hay để nhiếp hộ tín tâm kia, bảo họ chuyên lòng niệm Phật liền đặng sanh về cõi Phật, thường được thấy Phật. Như trong tạng Kinh nói: "Chuyên niệm đức Phật A Di Ðà ở thế giới Cực Lạc Tây Phương, sẽ được vãng sanh không hề lui sụt", còn kinh A Di Ðà đây nói: "Bảy ngày nhất tâm chắc được Phật hiện trước mặt". Cho nên biết rằng trên hội Linh Sơn, Phật Thích Ca đã nhập diệt, còn hội Long Hoa thì đức Di Lặc chưa ra đời. Trong kỳ khoảng giữa không có Phật ra đời mà vẫn được thấy Phật, đây là pháp phương tiện tối thắng thứ nhất. - "Ðược ra khỏi luân hồi" là do nơi vọng hoặc sanh hành nghiệp, có nghiệp cảm thụ quả báo, rồi phải trôi lăn qua lại trong sáu đường để chịu khổ mãi không thôi. Y theo pháp khác tu hành, đến chứng vọng hoặc hết, mới được thoát ly luân hồi. Nhưng mà trong thời kỳ tu tập đó, với những nỗi đầu thai chuyển kiếp giữa thế gian cũng chưa chắc giữ cho được khỏi cái khổ thăng trầm. Duy có pháp môn niệm Phật đây, dầu còn mang nghiệp cũng được vãng sanh. Vì, một là do sức niệm Phật của mình, hai là nhờ thần lực cao cả của Phật bảo đảm, nhiếp thọ. Một phen mà được sanh về nước kia liền vượt ra khỏi ngoài ba cõi, không còn bị luân hồi trong sáu thú. Nên kinh nói: Chúng sanh niệm Phật, được sanh về đó rồi đều chứng lên bực Bất Thối Chuyển. Ðây là pháp phương tiện tối thắng thứ hai. - "Ðặng pháp Ba La Mật" là các vị phát tâm hành Bồ Tát đạo, có vị đã trải qua trong hằng hà sa kiếp để tu pháp lục độ, vạn hạnh mà cũng chưa hoàn toàn công hạnh được! Thế mà nay đây chỉ có nhất tâm niệm Phật, muôn việc trần tự nhiên dứt bỏ, tức là pháp "Bố Thí Ba la mật". Nhất tâm niệm Phật, các việc ác tự dứt, tức là "Trì Giới Ba la mật". Nhất tâm niệm Phật, lòng được nhu hòa mát dịu, tức là "Nhẫn Nhục Ba la mật". Nhất tâm niệm Phật, vĩnh viễn không bị thối lui, đọa lạc, tức là "Tinh Tấn Ba la mật". Nhất tâm niệm Phật, không sanh các vọng tưởng, tức là "Thiền Ðịnh Ba la mật". Nhất tâm niệm Phật, chánh niệm rõ ràng, tức là "Bát Nhã Ba la mật". Suy xét cho cùng tột thì không ra ngoài nhất tâm niệm Phật mà muôn hạnh được đầy đủ cả. Như trong kinh Ðại Bổn, ngài Pháp Tạng có phát nguyện rằng: "Khi ta thành Phật, chúng hữu tình trong nước ta, nếu không được thần thông tự tại ba la mật thì ta không lãnh lấy ngôi chánh giác làm chi". Ðây là phương tiện tối thắng thứ ba. - "Chóng đặng giải thoát" là trong bộ Trí Ðộ Luận nói: Có các vị Bồ Tát tự nhớ mình thuở trước chê bai pháp Ðại Bát Nhã nên đọa trong ba đường dữ, rồi ra đi tu, đã trải qua nhiều kiếp. Tuy hành các hạnh khác, nhưng không diệt được tội, sau gặp bạn tri thức dạy niệm danh hiệu Phật A Di Ðà mới tiêu được tội chướng siêu sanh Tịnh Ðộ. Lại trong kinh Thập Trụ, đoạn kết có nói: Khi ấy trong pháp hội có bốn ức chúng Bồ Tát, tự biết mình lắm đời về trước đã chết đây lại sanh kia, liên miên không dứt, là bởi nguồn gốc do lòng tham muốn; nghĩ thế chán ngán, rồi muốn sanh về cõi nước nào không còn lòng ham muốn. Phật bảo: "Bên Tây phương cách đây vô số quốc độ có đức Phật hiệu là Vô Lượng Thọ, dân chúng trong cõi kia rất thanh tịnh, không có lòng: dâm, giận, và ngu si, vì hóa sanh bằng hoa sen, chớ không do cha mẹ sanh đẻ như cõi này. Các ngươi hãy cầu sanh về cõi kia". Thế nên trong kinh Ðại Bổn nói: "Bồ Tát muốn làm cho chúng sanh kíp mau an trụ trong đạo quả vô thượng Bồ Ðề đây thì cần phải phát triển cái nghị lực tinh tấn, để nghe tu theo pháp môn này". Nên biết rằng: Tu các pháp khác ví như con kiến bò lên núi; tu môn niệm Phật này cũng như thuyền đi thuận nước, xuôi gió thế sự mau, chậm cách nhau như trời với vực. Bực cổ đức có nói: "Muốn tu chỉ một đời được chứng quả thì phải để tâm nơi pháp này". Ðây là phương tiện tối thắng thứ tư./. (Tổ Liên-Trì) Nguyện đem cônɡ đức này Trɑnɡ nɡhiêm cõi Phật Cực Lạc Trên đền bốn ơn nặnɡ Dưới cứu khổ ba đường Nếu có ai thấy nɡhe Đều phát tâm Bồ-Đề Hết một báo thân này Đồnɡ sɑnh về cõi Cực-Lạc.

Bình luận "TRONG VÔ LƯỢNG PHÁP MÔN, CHỈ CÓ MỘT PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ LÀ PHƯƠNG TIỆN TỐI THẮNG".
Ảnh đại diện
Anh   Chị
Video mới nhất
QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

Xem video
ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

Xem video
Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Xem video
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 4
  • Hôm nay: 58
  • Tháng hiện tại: 2826
  • Tổng lượt truy cập: 129456
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com