NẶNG NỀ TÌNH CHẤP, NÊN TUY NIỆM PHẬT NHƯNG KHÔNG THỂ THOÁT LUÂN HỒI.
Lại có chúng sinh, tuy trồng gốc thiện, làm ruộng phước lớn”, ruộng phước lớn ở đây là trì danh hiệu Phật. Chúng phải đặc biệt lưu ý câu này, ruộng phước lớn nhất là niệm Phật. “Bởi trì danh là vua trong các việc thiện, nên ruộng để trồng được gọi là ruộng phước lớn. Tiếc là phân biệt nắm giữ tướng, nặng nề tình chấp, nên tuy niệm Phật nhưng không thể thoát luân hồi”. Hồi trước tôi gặp một người đồng học, lớn tuổi hơn tôi, hình như ba mươi năm trước. Ba mươi năm trước, ông ta độ bảy mươi tuổi, giờ chắc đã mất. Ngày tết, khi đó tôi đang ở thư viện Cảnh Mĩ, đến thăm tôi ngày tết, nói với tôi: Pháp sư Tịnh Không, công phu niệm Phật của tôi rất tốt, tôi nói tốt quá! Ông nói, tôi đã buông bỏ hết, chỉ một thứ không buông được, tôi hỏi là gì thế? Không buông được đứa cháu. Tình chấp, chỉ cần ông buông đứa cháu, ông đừng xem nó niệm A Di Đà Phật. A Di Đà Phật, mỗi ngày niệm mấy vạn tiếng A Di Đà Phật, nhưng ý nghĩ, mỗi ý nghĩ khởi lên đều là đứa cháu, ông không phải A Di Đà Phật, ông được vãng sinh chăng? Không thể vãng sinh, chắc chắn trở ngại, không thể vãng sinh thì đi đâu? Yêu thích đứa cháu, không muốn rời nó, khi lớn nó kết hôn, có thể ông đầu thai làm con nó, người đời thường chơi những trò như thế. Tình chấp người đời, thực sự không dễ buông bỏ, chỉ cần ta quyến luyến, yêu thích, luôn nghĩ đến nó, liền đã gặp rắc rối. Người đi tu cũng không ngoại lệ. Khi tôi ở San francisco, Mĩ, gặp một pháp sư, hình như bây giờ ông đã mất, lớn tuổi hơn tôi, cả đời theo đuổi thú sưu tầm tượng Phật cổ. Ông có một bảo tàng nhỏ, mở ra thấy toàn tượng Phật, cả gian phòng đều là đồ cổ, đây là đời Đường, kia là đời Tống, nọ là Nguỵ Tấn Nam Bắc triều, chuyên sưu tập những thứ đó, ông có vãng sinh chăng? Không thể! Mất sẽ đi về đâu? Mất rồi, chắc chắn không rời được căn phòng đó, căn phòng đó có gì? Chuột, gián, sâu kiến, ông đầu thai đến đó. Ông sẽ đến những nơi đó, sẽ không đến nơi nào khác, việc này rất rắc rối! Hồi đó thấy chuyện đó, tôi vô cùng sợ hãi, tại sao? Bởi vì tôi cũng có yêu thích, nhưng khác nhau! Tôi thích gì? Thích sách kinh, thích nhất là sách đóng cẩn thận, đấy là những bản đẹp. Khi thích sách, sau khi chết sẽ làm con mọt trong sách. Lúc đó sẽ đầu thai vào đó, càng nghĩ càng sợ. Bởi thế tôi quyên góp tất cả những cuốn đó, phần lớn tặng cho qũi giáo dục Phật giáo, để họ phiên bản, rồi cho in, bản chính vẫn cho họ giữ. Còn một số sau khi tôi in, tặng lại cho nhà in, nguyên bản do nhà in, họ tự giữ, làm như thế để làm gì? Sợ sau này có người in, họ có bản gốc, tôi cũng bỏ nó luôn, để không còn tham luyến gì nữa. Bởi thế yêu thích, rắc rối sẽ đến ngay, sẽ chướng ngại cho việc vãng sinh. Phải từ bỏ tất cả, trong lòng chỉ có Phật A Di Đà, ngoài A Di Đà Phật, không có một thứ gì. Người đó chắc chắn sẽ được sinh, không vấn đề gì. A DI ĐÀ PHẬT
QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI
Xem videoĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE
Xem videoGiới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1
Xem videoSự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu
Xem videoKC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang
Xem videoKC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang
Xem videoPháp Ngữ Mới Nhất
Thống Kê Truy Cập
- Đang truy cập: 8
- Hôm nay: 72
- Tháng hiện tại: 2508
- Tổng lượt truy cập: 163375
Các bậc tiền bối của Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư?
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-