1. TRƯỚC KHI XUẤT GIA
Hòa thượng Hải Hiền (1900 - 2013), tục tánh Văn, tên Xuyên Hiền, tự Thanh Tuyển, quê quán trấn Thiếu Bái Tự, huyện Đường Hà, thành phố Nam Dương, phía Tây Nam tỉnh Hà Nam ngày nay, sinh ngày 19 tháng 8 (năm 1900) năm Quang Tự 26 cuối đời nhà Thanh. Ba mẹ và ông bà nội của Hòa thượng Hải Hiền đều là đệ tử Phật kiền thành, truyền thống gia đình vừa làm ruộng vừa dạy học, thích làm việc thiện, hay bố thí, được đồng hương gọi là đại thiện nhân. Hòa thượng Hải Hiền bản tánh thành thật, chất phác, túc căn sâu dày, từ bé ăn chay theo mẹ, khi còn bé đã nổi tiếng trong thôn về hạnh hiếu. Mẹ của Hòa thượng Hải Hiền, phu nhân Hoàng Thị, sinh vào năm thứ 10 Đồng Trị nhà Thanh (năm 1871), quê quán gia đình của mẹ đẻ là thôn Từ Viên, hương Chu Tập, huyện Xã Kỳ, thành phố Nam Dương, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Nam ngày nay. Tổ tiên đều là người nông dân an phận thật thà. Bởi vì cha mẹ đều là đệ tử Phật giáo kiền thành, cho nên từ nhỏ bà đoạn mặn ăn chay, quy y cửa Phật. Lúc 17 tuổi, gả vào Văn gia của trấn Thiếu Bái Tự, huyện Đường Hà, chồng tên gọi Văn Tu Cần, lớn hơn Hoàng Thị 8 tuổi. Tổ tiên của Văn gia là gia đình có truyền thống học vấn, gia thế tài giỏi, đến đời của Tu Cần Công đã sa sút, gia cảnh thuộc bậc trung, nhưng nhiều đời Văn gia có truyền thống tốt, kế thừa tiếp nối việc kính phụng Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), cho nên phụ nữ, trẻ em trong chu vi vài chục dặm đều biết danh tiếng “thiện nhân” của cha mẹ Tu Cần Công. Hoàng Thị và Tu Cần Công tuy là phu thê trẻ, lại có thể chí đồng đạo hợp, hai người tôn kính lẫn nhau, vô cùng đằm thắm. Vào năm bà Hoàng Thị xuất giá thì có một đứa con trai (anh cả của Hòa thượng Hải Hiền), ba năm sau lại sanh một đứa con gái (chị của Hòa thượng Hải Hiền). Đứa con trai thứ hai (anh hai của Hòa thượng Hải Hiền) ra đời sau đó không lâu, bà Hoàng Thị bị viêm tuyến nhũ cấp tính, tục gọi viêm tuyến sữa, không cách nào cho con trẻ bú sữa, không biết phải làm sao, hai vợ chồng đành phải đem con cái cho một gia đình thân thích nuôi nấng. Lúc Hòa thượng Hải Hiền ra đời, bà Hoàng Thị 29 tuổi. Văn gia là đại gia tộc, vai vế trong anh em họ, Hòa thượng Hải Hiền xếp thứ bảy. Bà Hoàng Thị 35 tuổi lại sanh thêm một trai, tướng mạo vô cùng tuấn tú, xếp thứ tám trong anh em họ. Sau khi con nhỏ ra đời mấy tháng, một vị Đạo nhân vào trong nhà hóa duyên nói với bà Hoàng Thị, con trẻ tuy tướng mạo tuấn tú, nhưng lại không thể lớn lên ở Văn gia. Quả nhiên, như lời Đạo nhân, đứa trẻ này người cứ ốm yếu nhiều bệnh, đi đứng lảo đảo cho đến 3 tuổi, bà Hoàng Thị tội nghiệp con trai, sau khi bàn bạc với chồng, đem cháu cho một người họ hàng không có con cái. Thiên tai và cướp bóc nhiều năm, làm cho gia đình vốn không giàu có này nhanh chóng rơi vào cảnh khốn khó. Lại thêm lúc đó chị của Hòa thượng Hải Hiền mắc bệnh phổi khó hồi phục, càng làm cho gia đình vốn đã khó duy trì lại rơi vào cảnh khó khăn. Vì trị bệnh cho con gái, Tu Cần Công bán đi 7 mẫu đất khô cằn do ông cha để lại, cùng với đứa con trai lớn đi làm thuê cho một cửa tiệm gia công bông vải, cán bông, đánh bông cho người ta, năm đó Hòa thượng Hải Hiền chỉ mới 9 tuổi thì đi chăn trâu cho nhà giàu có để phụ cấp gia đình. Vào năm Hòa thượng Hải Hiền 12 tuổi, Hà Nam đại hạn, không thu hoạch được mùa, cửa tiệm thuê cha con Tu Cần Công làm cũng bị buộc ngừng kinh doanh. Trước tình cảnh đó không cách nào khác, Tu Cần Công chỉ có thể đến bên cạnh Tùy Châu Hồ Bắc xin ăn để duy trì kế sinh nhai của cả nhà, không ngờ gặp phải ác phỉ, bỏ mạng nơi đất khách, năm đó Tu Cần Công 48 tuổi. Lúc đó, Tu Cần Công đang trên đường xin ăn, gặp phải thổ phỉ cướp bóc và phóng hỏa đốt khu dân cư, Tu Cần Công bèn gánh nước đi chữa cháy, nhưng bị thổ phỉ quay trở lại kiểm tra thấy được, thổ phỉ bắt ông ấy đánh đến chết. Sau nhiều ngày, khi dân trong thôn chạy nạn quay trở lại thôn trang, nhìn thấy cảnh tượng kinh người: một xác chết đang đứng thẳng đờ ôm chặt một cây to, một đám chó đói ngồi trên đất vòng trong, vòng ngoài vây lấy ông ấy. Dân chúng trong thôn vốn cho rằng những con chó đói này muốn tranh ăn người chết, bèn cùng nhau đến đuổi chó đói, không ngờ những con chó đói này bị đánh đến chảy nước mắt cũng không chịu tản ra. Lúc này mọi người mới biết, hóa ra đám chó này đang giữ xác ân nhân đã bảo vệ quê hương của họ! Người nhìn thấy không ai không khóc nức nở. Dân chúng trong thôn đem thi thể gởi về quê hương của ông, song an táng Tu Cần Công theo nghi thức trưởng bối. Năm ấy, Trung Quốc lâm vào thời kỳ Dân Quốc hỗn chiến của quân phiệt chính quyền Bắc Dương. Cha qua đời không lâu, anh cả của Hòa thượng Hải Hiền bị bắt đi lính, hai anh em ly biệt 24 năm. Tiếp đó, trong gia đình thân thích nhận anh hai của Hòa thượng Hải Hiền làm con nuôi thì xảy ra biến cố, không thể không đem đứa trẻ đã nuôi lớn 15 tuổi lại gởi về Văn gia. Anh hai sức khỏe yếu nhiều bệnh, cho nên việc anh ấy trở về càng làm tăng thêm gánh nặng trong gia đình, điều may mắn là bệnh tình của chị gái cuối cùng trị lành, và xuất giá vào năm sau đó. Mẹ của Hòa thượng Hải Hiền khéo tay, nữ công gia chánh làm rất giỏi. Trong nhà không có ruộng đất, bà Hoàng Thị đành phải dựa vào may vá, giặt và hồ quần áo, có được chút tiền công ít ỏi để chống đỡ gia đình bị thiệt hại nghiêm trọng này. Bà Hoàng Thị thường xuyên thức trắng đêm thêu khăn tay dùng lau mồ hôi, làm giày thêu hoa, sau đó đem đi bán đổi lương thực ăn. Hòa thượng Hải Hiền nhìn thấy mẹ quá vất vả, thế là giấu mẹ len lén ra ngoài xin ăn, nghĩ rằng dùng cách này để giảm nhẹ gánh nặng cho mẹ. Sau hơn ba tháng, cuối cùng bị mẹ phát hiện, mẹ ôm chầm lấy con trai khóc một hồi, không cho Ngài ra ngoài xin ăn nữa. Trên đường Chu Tập một ông chủ tiệm cơm họ Thôi sau khi nghe nói hạnh hiếu của Hòa thượng Hải Hiền, rất cảm động, thế là đích thân ông đến tận nhà thăm hỏi, mời Hải Hiền năm đó mới 13 tuổi vào tiệm làm công. Từ đó tình cảnh trong nhà dần thấy chuyển biến tốt đẹp. Hòa thượng Hải Hiền làm ở tiệm cơm liên tục đến năm 18 tuổi, năm đó, trên chân ông mọc mụn độc, suýt nữa vì thế mà mất mạng. Thời thiếu niên đã xảy ra số việc bên người, có tác dụng thúc giục mạnh mẽ Ngài kiên định, không thay đổi bước vào con đường xuất gia những ngày tháng sau này. Tính tình Thím Tám của Hòa thượng không tốt, rất bá đạo, thường xuyên đánh mắng người và hàng xóm. Có một lần lúc bà ta đánh mắng Thím Năm, đã xé rách và lột sạch sẽ quần áo của Thím Năm. Về sau rất nhiều sự việc liên tiếp xảy ra, đều ứng với câu tục ngữ - ác hữu ác báo. Thím Tám sinh được bốn đứa con trai, đều chết yểu; lưỡi Thím Tám cứ bị răng của chính mình cắn thủng (như người ta thường nói “nhai cuống lưỡi”), cứ chảy máu tươi, cứ thế cho đến cả cái lưỡi đã bị chính mình nhai mất, cơm cũng không ăn được; về sau, Thím Tám khi ở cữ sanh con gái vào năm 32 tuổi, chết một cách đau đớn. Tình cảnh bi thảm vào lúc bà ta chết, làm cho chị của Hòa thượng Hải Hiền sợ đến bị triệu chứng thần kinh, Bác Tám tự mình cũng vừa tức vừa bệnh vĩnh biệt nhân thế. Mẹ của Hòa thượng Hải Hiền nhìn thấy Thím Tám ngày đêm, sáng tối thị phi, sau cùng chết đi hình dạng rất khó coi, nên nói cho Hòa thượng Hải Hiền biết, nhất định phải ghi nhớ, tuyệt đối không thể học bà ta. Bà nói với Hòa thượng Hải Hiền: “Đối người phải hòa thiện khoan hậu, tuyệt đối đừng làm ác, tạo tội!” Lời của mẹ đã khắc sâu vào trong tâm trí của Hòa thượng. Ngoài ra, một việc cũng ảnh hưởng rất lớn đối với Hòa thượng Hải Hiền lúc nhỏ. Một lần, Ngài trồng được một trái bí đao lớn, bị em trai họ trộm mất. Hòa thượng ba ngày liên tiếp không ngừng nhắc mãi: “Ai trộm mất bí đao của tôi, thì cho người đó nổi mụn nhọt, bị bệnh.” Ai dè sau ba ngày, em trai họ của Hòa thượng bị nổi mụn bệnh thật, nằm liệt giường, khổ nói không nên lời. Sau khi Thím biết được, tìm đến Ngài nói: “Con đừng niệm nữa, em trai con chỉ là hái một trái bí đao, thì con trù đến nó toàn thân mọc mụn nhọt, đau đến kêu cha kêu mẹ luôn.” Hòa thượng Hải Hiền kinh ngạc vô cùng, lòng nghĩ: Ý nghĩ của con người thật có sức mạnh đến như vậy sao? Thế là lập tức chữa lại niệm rằng: “Mau làm cho em ấy khỏe lại đi! Mau làm cho em ấy khỏe lại đi!” Bệnh của em trai họ thật sự được khỏe lại nhanh chóng. Niệm cái gì thì sẽ hiện cái đó, nên không thể niệm ác được nữa. Bất kể có phải là trùng hợp hay không, từ đó về sau, Ngài cũng không dám trù người nữa, không dám oán hận người nữa. Việc này làm cho Ngài hiểu rằng sự bất khả tư nghì của niệm lực. Tuy rằng Ngài không đọc qua sách Thánh hiền, không học qua kinh điển của Thánh hiền, thế nhưng, bản tánh Ngài lương thiện, tâm địa thanh tịnh từ bi, thường xuyên có thể đạt được sự gợi trong cuộc sống hằng ngày. Theo lời đồn, vào năm Hòa thượng Hải Hiền 18 tuổi, chân của Hòa thượng mọc mụn độc, lỡ loét mảng to, rất nặng, mẹ cầu thầy tìm thuốc khắp nơi cho Ngài, đều không có cách cứu được Ngài. Sau cùng Ngài hiểu rằng, đây là bệnh nghiệp chướng, Ngài hiểu được nhân quả báo ứng, than oán rằng: “Diệu dược nan y oan nghiệp bệnh.” Thế là vứt bỏ thuốc men, chuyển lại cầu Quán Âm Bồ Tát. Dân gian Trung Quốc, không ai không biết Quán Thế Âm Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, có cầu có ứng, vì thế Ngài một lòng rất chân thành xưng niệm Thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát. Sau khi niệm hơn một tháng, mụn độc tự nhiên khỏi. Đây là cảm ứng! Cho nên Ngài đối với Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn tin sâu không nghi, lại càng tin chắc Bồ Tát thật sự từ bi, tuyệt đối không có vọng ngữ, niệm Phật, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thật có thể giải quyết vấn đề. Danh hiệu công đức bất khả tư nghì, niệm lực bất khả tư nghì. Thế nhưng tại sao có người niệm thì không linh, Ngài niệm thì linh vậy? Đó là vì ý niệm của Ngài thuần, Ngài chuyên tâm, không có vọng tưởng và tạp niệm nhiều như thế. Nếu là một lòng chuyên niệm, niệm niệm đều sẽ linh nghiệm. Hòa thượng Hải Hiền bản tính thật thà, nghe lời, thật làm, có tâm chân thành, tâm thanh tịnh và tâm cung kính, đầy đủ những điều kiện này, Ngài niệm thì hữu hiệu. Chính lòng tin và niệm của Ngài đã trị khỏi bệnh cho chính mình. Từ đó, Hòa thượng Hải Hiền biết rằng, đường sanh tử hiểm, tử sanh là việc lớn, thế là Ngài sanh khởi tâm xuất ly. Năm Ngài 19 tuổi, anh ba 22 tuổi vì bệnh mất sớm, điều này khiến cho Hòa thượng Hải Hiền kiên định đến cùng và quyết tâm xuất gia tu hành.
QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI
Xem videoĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE
Xem videoGiới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1
Xem videoSự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu
Xem videoKC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang
Xem videoKC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang
Xem videoPháp Ngữ Mới Nhất
Thống Kê Truy Cập
- Đang truy cập: 10
- Hôm nay: 86
- Tháng hiện tại: 3917
- Tổng lượt truy cập: 158580
Các bậc tiền bối của Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư?
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-